“Thuận cảnh, thiện duyên”:
Phật pháp nói “Cảnh” chính là môi trường vật chất, là hoàn cảnh bên ngoài; còn nói “Duyên” là hoàn cảnh con người.
Hoàn cảnh cuộc sống của chúng ta rất tốt, người chúng ta gặp gỡ giao tiếp đều là người tốt, đều là người thiện, bạn ở trong sanh tâm hoan hỷ hoặc sanh tâm tham luyến thì bạn không thể vãng sanh.
Khi quý vị cảm thấy nơi này còn rất tốt đẹp không mong muốn rời xa thì dù công phu niệm Phật có tốt hơn, không cần nói đến nhất tâm mà ngay cả công phu thành mảng thì bạn cũng chưa đạt được.
Nếu như gặp nghịch cảnh, ác duyên, hoàn cảnh cuộc sống của chúng ta không tốt phải trải qua ngày tháng rất khó khăn, người gặp được cũng không tốt đều là người có ý kiến trái ngược với chính mình rất khó cư xử hòa thuận với nhau.
Sống trong hoàn cảnh như thế con người thường hay sanh tâm oán người trách trời, luôn cảm thấy ông trời bất công với mình, không một người nào mà không có lỗi với mình, với cái tâm như thế cũng không thể vãng sanh.
Cho nên thiện duyên – ác duyên, thuận cảnh – nghịch cảnh đều làm cho bạn khởi tâm tham sân si mạn. Khi tâm của chúng ta biến chuyển theo ngoại cảnh, bản thân không thể làm chủ thì tâm của chúng ta không thanh tịnh “tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”.
Còn bây giờ phiền não trong chúng ta rất nghiêm trọng, không chỉ có phiền não của đời này mà còn có phiền não tập khí đã tích lũy nhiều đời nhiều kiếp.
Hoàn cảnh ở bên ngoài không tốt, hoàn cảnh ở bên ngoài đang mê hoặc quý vị, chỉ cần sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần: Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng,…đều là làm cho bạn sanh tâm hỷ-nộ-ái-lạc, đều là làm cho bạn sanh tâm tham sân si mạn; tu hành trong hoàn cảnh như thế này mà có thể tu thành công, có thể vãng sanh thì vô cùng tuyệt vời.
Lão sư Lý nói “thầy không giảng pháp môn nào khác, những pháp môn khác thầy đều không nói vì quá khó đi, thầy chỉ nói về pháp môn niệm Phật: Một vạn người niệm Phật thật sự lúc lâm chung vãng sanh chỉ có một, hai người mà thôi !”.
Một, hai phần vạn nghĩa là một, hai người này làm chủ được mình trong mọi hoàn cảnh, cũng chính là nói tuyệt đối không bị cảnh giới bên ngoài lay động, người như thế mới có thể vãng sanh.
Vậy thì chính chúng ta phải tự hỏi: Người khác khen ngợi ta, cung phụng ta thì ta có sanh tâm vui mừng không; người khác sỉ nhục ta, hà hiếp ta, phỉ báng ta, hãm hại ta thì ta có sanh tâm oán hận không ?
Nếu như ta sanh tâm vui mừng hay sanh tâm oán hận thì tâm của bạn đã bị ô nhiễm, công phu thành mảng của bạn cũng bị phá vỡ ngay.
Nói một cách khác, bạn không thể vãng sanh; công phu tối thiểu nhất phải như như bất động, hoàn toàn không bị lay động.
ÂN SƯ HÒA THƯỢNG