Nếu muốn thành tựu, không thể không thân cận thiện tri thức, phải cầu xin thiện tri thức dạy dỗ. Không có thiện tri thức chỉ điểm, bản thân tự tìm tòi, vô cùng khó khăn. Rất dễ đi nhầm lên đường hầm hố, đường ngoằn nghèo, rất dễ gặp phải điều này. Bởi vậy rất cần thiện tri thức chỉ điểm. Không thân cận thiện tri thức sao có thể thành tựu được? Đây là điều xưa nay chúng ta thường gọi là thầy truyền, quý vị là người kế thừa của vị thầy nào. Không có thầy truyền, đóng cửa tự tu, rất ít có thành tựu.
Trong Phẩm Diệu Trang Nghiêm của Kinh Pháp Hoa lại nói: “Thiện tri thức là nhân duyên lớn, có thể giáo hóa dắt dìu khiến được thấy Phật, phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”. Đây là trích dẫn lời trong Kinh Pháp Hoa, vì sao phải thân cận thiện tri thức? Thiện tri thức là nhân duyên lớn.
Tôi cảm thấy mình rất may mắn, tuổi trẻ yêu thích triết học, tìm đến thầy Phương. Lúc đó tôi ở Đài Loan, đời sống vô cùng khó khăn, đi học phải đóng học phí, tôi đến cuộc sống cũng phải tự lo. Bản thân làm công việc nhỏ, thu nhập không bao nhiêu, chỉ đủ nuôi thân, làm gì đủ tiền để đi học? Nghe nói Đài Loan có một vị, là nhà triết học đương đại, giáo thọ của trường đại học Đài Loan. Tôi tự giới thiệu mình, viết một lá thư gởi cho ông, và viết thêm một bài văn, kèm theo bức thư gởi cho ông xem. Mục đích là hy vọng được đến trường học dự thính tiết học của ông. Một tuần sau thầy trả lời tôi, hẹn tôi đến nhà thầy gặp mặt, chủ nhật tôi đến đó. Khi đến thầy hỏi về trình độ của tôi, tôi nói mới tốt nghiệp cấp hai, cấp ba học được nửa năm. Thầy nói, anh có gạt tôi chăng? Tôi nói tôi muốn thân cận thầy, theo thầy học tập, nên không dám gạt thầy. Thầy nói thư, và bài văn anh viết, sinh viên đại học Đài Loan không viết được. Tôi nói điều này, tuy vào thời kháng chiến đã thất học ba bốn năm, nhưng tôi thích học hành, nên sách vở vẫn giữ lại, rất thích đọc sách.
Tôi viết thư cho thầy, dùng bút lông viết theo thể chữ khải, rất ngay ngắn, đây là gì? Biểu thị thành ý cung kính của mình, tôn sư trọng đạo. Nếu tôi giống như người bây giờ, viết thư ẩu thả, thầy đã vứt vào thùng rác, không thèm để ý đến. Cho thấy lúc đó, người kiền thành giống như tôi, không dễ gặp được, nên thầy hẹn gặp tôi. Tôi thưa thầy về mục đích của tôi, thầy liền nói_đây là chuyện của 60 năm trước. Thầy nói trường học bây giờ, thầy không ra thầy, trò không ra trò, nếu amh muốn đến trường dự thính sẽ rất thất vọng.
Mấy câu này đối với tôi mà nói, như dội nước lạnh lên đầu, không còn hy vọng. Biểu cảm của tôi lúc đó nhất định là rất thất vọng, rất buồn. Thầy dừng lại năm sáu phút, chúng tôi đều trầm mặc. Sau cùng thầy nói, thôi thì thế này: Mỗi tuần vào ngày chủ nhật, anh đến nhà, tôi sẽ dạy cho anh hai tiếng. Đây là điều tôi cầu mà không được, vì sao vậy? Không bỏ mất thời gian làm việc của tôi, học hai tiếng vào mỗi chủ nhật hàng tuần. Đi học ở nhà thầy, nơi bàn tròn nhỏ trong phòng khách của thầy, hai thầy trò chúng tôi ngồi đối diện nhau học, tôi đã học được như thế. Thầy giảng cho tôi bộ Triết Học Khái Luận, từ triết học Phương tây giảng đến Trung quốc, sau cùng giảng đến Ấn độ, sau cùng giảng đến Triết Học Phật Giáo, là mục cuối cùng. Học xong phần này đã quét sạch hoàn toàn những ngộ nhận của tôi đối với Phật giáo. Ban đầu tôi cho rằng Phật giáo là Tôn giáo, là mê tín, mà là gì? Đa thần giáo. Đa thần giáo trong Tôn giáo là Tôn giáo cấp thấp, Tôn giáo cấp cao chỉ có một vị thần, một chân thần duy nhất. Thần nào cũng lễ lạy, đây là Tôn giáo cấp thấp. Quý xem quan niệm sai lầm này không biết sai đến đâu! Nên lúc đó thầy nói, anh còn trẻ nên chưa hiểu được, chưa nhận thức được.
Sau khi học xong phần Triết Học Phật Giáo này, khái niệm của chúng tôi đối với Phật giáo hoàn toàn thay đổi, biết được Phật giáo là đại học vấn. Thầy giới thiệu rằng, Đức Phật là nhà triết học vĩ đại nhất trên toàn thế giới, thầy giới thiệu với tôi như vậy. Triết học Phật giáo là triết học đỉnh cao nhất trên toàn thế giới, sau đó còn nói thêm, “học Phật là hưởng thụ cao nhất của đời người”. Câu này rất quan trọng, hưởng thụ cao nhất của đời người là học Phật, như vậy tôi phải thử xem. Tôi đã nhập môn từ chỗ này.
Về sau tôi xuất gia, và đến thăm thầy, thầy vừa thấy tôi: “anh đã làm thật?” Tôi nói là hưởng thụ cao nhất của đời người, sao có thể không làm! Tôi xuất gia, thực tế mà nói là không có ai tán thành, cấp trên của tôi không tán thành. Tôi còn có rất nhiều thầy giáo, thầy giáo thời kỳ kháng chiến, họ ở Đài Loan thấy tôi xuất gia, đều không tán thành. Đồng học, đồng sự đều không tán thành, họ nói sao anh mê vậy? Họ nói tôi mê, học Phật đến mê, sao lại từ bỏ công việc đi làm hòa thượng, mê rồi. Người này quả là đáng tiếc, mê rồi.
Nhưng hai ba mươi năm sau, chúng tôi gặp lại đều đưa ngón cái lên: Con đường thầy đi là đúng. Hai ba mươi năm sau họ đều về hưu, về hưu không có việc gì làm. Thấy tôi đi hoằng pháp khắp thế giới, cũng xem CD của tôi. Lúc đó là băng ghi âm và băng hình, thời kỳ trước, thời đó chưa có CD. Lúc gặp lại đều hoan hỷ, con đường thầy đi là đúng.
Con đường của tôi là đại sư Chương Gia chỉ dẫn, thầy Phương khai thông tư tưởng. Đại sư Chương Gia đặt nền tảng, và hoàn thành trên tay thầy Lý. Tôi học kinh giáo với thầy Lý mười năm, học với đại sư Chương Gia ba năm, 13 năm này chuyên nghiên cứu, giống như học trường chuyên khoa vậy. Nên thiện tri thức là nhân duyên lớn, không có ba vị thầy này, thiếu một người tôi cũng không thể thành tựu. Nên đời này tôi mãi mãi cám ơn ba vị thầy, trong lớp học của tôi đều treo hình của thầy, tôi đối diện họ. Tôi ngồi đây báo cáo, họ ở đó nghe, niệm niệm không quên ân giáo dục của thầy, không quên ân dưỡng dục của cha mẹ. Đây là thể hiện tinh thần hiếu thân tôn sư, không quên ân điển của quốc gia. Trong Phật đường nhỏ của chúng tôi thờ bài vị trường sanh của người lãnh đạo quốc gia.
Đức Phật dạy chúng ta: Trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu độ tam đồ. Chúng ta phải giúp chúng sanh khổ nạn trong tam đồ, lập bài vị siêu độ cho họ. Dùng điều gì để siêu độ? Giảng kinh chính là siêu độ, dạy học chính là siêu độ, không có bất cứ nghi thức nào khác. Trong quán tưởng, tất cả mọi người đều đến đây cùng nhau học tập. Chúng ta muốn thành tựu cũng hy vọng giúp đỡ mọi người đều thành tựu.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 575)