Thay chúng sanh chịu khổ. Chúng tôi sống cuộc sống thanh khổ để làm gương cho chúng sanh, để chúng sanh thử nghĩ, chúng ta đều sống trong thế gian này, người ngày nay nói áp lực nhiều thế nào, ưu buồn lo lắng thế nào, chúng tôi ở đây không có áp lực, tự tại. Nếu đem so sánh, các vị thử nghĩ kĩ, hai người chúng ta đều sống trong thế gian này, rốt cuộc là ai như lý?
Rốt cuộc là ai hạnh phúc, ai tự tại? Quý vị hãy thử nghĩ, nghĩ thông rồi thì mới phát hiện Phật Thích Ca Mâu Ni là người thông minh nhất, thật sự đắc được đại tự tại, thật sự là hưởng thọ tối cao của đời người. Nhật trung nhất thực, thọ hạ nhất túc, công việc mỗi ngày là giáo hóa chúng sanh, dùng thân giáo để giáo hóa chúng sanh, làm cho họ thấy. Không phải là dạy họ làm, bản thân Ngài không làm được. Bản thân mình làm được, đó là giáo dục của thánh hiền. (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
Chúng ta ngày nay cầu học, đương nhiên tốt nhất là thật sự làm được gì? Thay chúng sanh chịu khổ. Thay chúng sanh chịu khổ bằng cách nào? Chính là trì giới, trì giới rất khổ. Tại sao? Tôi làm gương cho mọi người nhìn vào, đó là thay chúng sanh chịu khổ. Tôi có thể không làm, nhưng tôi phải nghiêm túc mà làm. Giống như biểu diễn trên vũ đài vậy, tôi biểu diễn phải như thật, tôi biểu diễn vai diễn này, diễn cho thật giống dùng đó để cảm động người xem, để họ giác ngộ. (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
Có thể chịu khổ, bằng lòng chịu khổ, thì nguyện khác bạn mới có thể làm được; rất nhiều người phát nguyện không thể thực hiện được, là bởi vì sợ khổ. Không thể chịu khổ, một chút thiệt thòi cũng không chịu được, thì làm sao được? Thời đại ngày nay làm việc tốt khó, làm việc xấu dễ, rất nhiều người chướng ngại bạn, cho nên ngày nay làm việc tốt so với trước đây các vị tổ sư đại đức làm còn khổ hơn Phật Thích Ca Mâu Ni, họ đều có thể nhẫn chịu, vẫn tiếp tục không ngừng làm tiếp, làm đến chết mới thôi. Cho nên hoan hỷ thay chúng sanh chịu khổ. (dẫn từ “Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa”)
Phật Bồ-tát chính là những người có lương tâm, tâm địa rất lương thiện, xem tất cả chúng sanh như chính bản thân mình. Người già là cha mẹ ta, là trưởng bối của ta; người trẻ tuổi, là vãng bối của ta, người cùng tuổi với ta xem như anh chị em vậy. Nhìn thấy người khác khổ như là bản thân mình khổ, ta phải giúp họ thế nào để họ lìa khổ được vui. Người như vậy là Phật, là Bồ-tát. (dẫn từ “Tại sao kiếm tiền? ”)
– Trích: sách Ngọc Bảo Thế Gian (Nhận Thức Lão Pháp Sư Tịnh Không 淨 空 法 師)