Dân tộc chúng ta từ xưa đến nay đề cao Hiếu đạo, cho nên văn hoá truyền thống là văn hoá Hiếu đạo. Chúng ta xem chữ “孝 (Hiếu)”, chữ này là chữ hội ý, phía trên là một chữ “老 (lão)”, phía dưới là một chữ “子 (tử)”, hai chữ này hợp thành một chữ, ý nghĩa ở đây là cha con là một thể, không thể tách rời. Phía trên người cha còn có người cha nữa, là ông nội, lên nữa thì là ông cố (tằng tổ phụ), lại lên nữa thì là cụ cố (cao tổ phụ); phía dưới con cái còn có cháu chắt, thảy đều là một thể. Nói với bạn, đời đời kiếp kiếp của chúng ta, sau khi sinh ra, tất cả người trong toàn vũ trụ đều là một thể, đây là hàm nghĩa của Hiếu.
Một thể thì phải nên như thế nào? Một thể thì phải yêu thương, phải thân ái, “phụ tử hữu thân” (cha con có tình thân). Người khác là một thể với ta, không được giết họ, không được hại họ, hại họ chính là hại chính mình. Điểm xuất phát của giáo dục truyền thống chính là “phụ tử hữu thân”, đây là điều đầu tiên của ngũ luân. Hiếu là thân ái thật sự, không phải là hư nguỵ, là từ trong tự tánh mà phát xuất ra, chân thành đến cùng cực, thân ái này là cốt lõi của văn hoá truyền thống. Mục đích đầu tiên của giáo dục truyền thống, là phải làm sao để giữ gìn hạt giống nhân ái này, cả đời đều sẽ không thay đổi. Đây là lý niệm giáo dục mấy nghìn năm của chúng ta, cho thẳng đến suốt thế kỷ 19 đều là như vậy, không có thay đổi. Đây là lý niệm giáo dục mấy nghìn năm trong lịch sử, tận đến thế kỷ 19 đều là như vậy, không thay đổi. Mục đích thứ hai của giáo dục, là phải phát dương quang đại tình yêu thương này, từ việc con cái yêu thương cha mẹ, cha mẹ yêu thương con cái, đem loại yêu thương này mở rộng ra đến yêu thương dòng họ của bạn, yêu thương hàng xóm của bạn; lại mở rộng đến yêu tổ quốc, yêu đồng bào; sau cùng “phàm là người, đều yêu thương“, yêu thương toàn bộ người trong thiên hạ.
Do đây có thể biết, Hiếu là gốc của văn hoá truyền thống, cho nên cổ đức nói “Trăm thiện Hiếu đứng đầu“. Từ Hiếu mà mở rộng ra Tứ Khoa, chính là Ngũ Luân, Ngũ Thường, Tứ Duy, Bát Đức, đây chính là đặc sắc của văn hoá truyền thống, là tinh thần của dân tộc. từ đây mà kết tạo ra hạnh phúc hài hoà, trị an lâu dài, đất nước lễ nghĩa, xã hội hài hoà. Tổ tiên xưa, cổ thánh tiên hiền của chúng ta, vì con cháu đời sau mà để là trân bảo vô giá này, chúng ta phải nên báo ân như thế nào? chúng ta tiếp nhận trở lại, y giáo phụng hành, đó chính là báo đáp tốt nhất đối với tổ tiên.
Ngày nay mọi người đều nói hiện đại hoá, chân thật đang nghiên cứu hiện đại hoá, thì cũng không được rời xa căn bản. Giống như cây đại thụ mấy nghìn năm, nó có gốc, nó có rễ, mỗi năm lại mọc thêm cành mới, lại mọc ra lá mới, nở hoa mới, kết quả mới, hoa quả năm nay nở ra không phải là của năm trước, đó gọi là hiện đại hoá, cho nên hiện đại hoá không được rời xa căn bản. Ngày nay chúng ta hiện đại hoá thì lại diệt trừ đi căn bản, giống như cây đại thụ vậy, chặt mất gốc rồi, chỉ để lại những bông hoa mới đặt trong bình hoa, nó không có gốc, không biết được mấy ngày thì khô héo mất. Nhưng người hiện nay lại không biết gốc, hoàn toàn mê mất rồi, cứ hễ là gốc rễ, cái gì cũ cũng gặt phăng hết, đều không cần nữa, hoàn toàn làm mới, đây là một quan niệm vô cùng đáng sợ, sẽ dẫn tới tai nạn cho xã hội.
Chúng ta giác ngộ rồi, hiểu rõ rồi, phải cứu căn bản. Cứu căn bản thì cứu từ đâu? Cứu bắt đầu từ Hiếu thuận cha mẹ. Làm sao để tận Hiếu? Y giáo phụng hành chính là tận hiếu. Mười mấy năm nay, chúng tôi cũng nhìn thấy một chút hiệu quả, mọi người xem trọng đối với “Đệ Tử Quy”, “Cảm Ứng Thiên”, “Thập Thiện Nghiệp” rồi, trước đây không xem trọng căn bản. Hiện nay mọi người chân thật xem thấy, ba nền tảng Nho Thích Đạo này có ích, chân thật có thể dẫn dắt xã hội an định hài hoà, dẫn dắt nhân loại đến đời sống hạnh phúc mĩ mãn, những thứ của cổ Thánh tiên Hiền rất có ích cho ngày nay. Cho nên, chúng ta phải rất nỗ lực đi làm, nhất định phải thực hiện được những gì mình học được, thì sẽ giống như Khổng Phu Tử nói, “học mà làm được, có phải vui lắm sao?”, học một câu thì làm một câu, học được hai câu thì làm hai câu. Khi làm được rồi thì bạn sẽ vô cùng hoan hỉ, pháp hỉ sung mãn, bạn chân thật sẽ nếm được pháp vị, vậy thì có thể cảm hoá được người khác.
– Cung kính trích lục từ bài giảng của Giáo sư Tịnh Không. Mã số: 21-766-0001 (AMTB)