Chỉ cần siêng năng niệm Phật thì được sinh trong nước Phật, chỉ cần bạn siêng năng niệm Phật. Hệ niệm, nhất tâm hệ niệm, đây là nguyên văn trong kinh, còn trong nguyên bản kinh Di Đà là nhất tâm hệ niệm. Đại sư Cưu Ma La Thập đã dịch thành nhất tâm bất loạn, muốn đạt đến nhất tâm bất loạn không phải dễ, nhất tâm hệ niệm chúng ta có thể thực hiện được, vậy liệu đại sư La thập có phiên dịch nhầm? Không bao giờ, đại sư La thập là dịch ý, không phải so văn trong kinh để dịch thẳng, đại sư Huyền Tráng thì dịch thẳng.
Trong kinh Phật dạy chúng ta: Người niệm Phật, khi khi lâm mạng chung, được vãng sinh thế giới Cực Lạc, đầu tiên là hào quang Phật chiếu đến, nếu Phật A di đà đến tiếp dẫn thì nhất định trước hết phải có hào quang chiếu đến. Khi hào quang Phật chiếu đến thì công phu niệm Phật được nâng lên một bậc. Bình thường là nhất tâm hệ niệm, nhưng khi hào quang Phật chiếu đế thì biến thành nhất tâm bất loạn. Vậy nên ta có thể kết luận ngài La thập không nhầm lẫn, nhờ sức Phật gia trì, khi sinh sang thế giới Cực Lạc ở phương Tây, được bản nguyện Phật A di đà gia trì, bạn xem, bạn trở thành Bồ tát bất thối chuyển, còn gì tuyệt vời bằng! Đó quả là không thể nghĩ bàn, Bồ tát bất thối chuyển là Bồ tát đã minh tâm kiến tánh. Quý vị chưa minh tâm kiến tánh nhưng trí tuệ, thần thông, đạo lực, gần giống với những vị Bồ tát đã minh tâm kiến tánh. Tất cả chỗ đó là nhờ Phật A di đà gia trì chứ không phải là công phu của quý vị Phật A di đà gia trì cho tất cả mọi người, chỉ cần bạn vãng sinh đến thế giới Cực lạc, cho dù bạn chưa chứng quả bất thối nhưng ngài vẫn gia trì bạn, đây chính là sự thù thắng trang nghiêm không nơi nào bằng của thế giới Cực lạc.
Khi đã vãng sinh thì tất cả cái ác, đều biến thành đại từ bi, giống cây gỗ hương kia đã thay đổi cả khu rừng Y lan. Đây là một thí dụ cực kì sắc sảo, thí dụ thế nào? Niệm Phật có thể tiêu trừ tất cả nghiệp chướng, tội chướng từ vô lượng kiếp đến nay, chỉ cần ta thực sự biết niệm Phật thì có thể tiêu trừ hết. Nếu vận dụng được phương pháp niệm Phật của đại sư Ấn Quang, thì mức độ tiêu trừ tội lỗi càng nhanh hơn nữa, mang lại hiệu quả cao nhất, tự thân bạn có thể cảm nhận được, tại sao? Khi niệm Phật thì không có tạp niệm, đấy chính là tiêu trừ nghiệp chướng. Nếu khi niệm Phật mà vẫn có tạp niệm, thì tội chướng vẫn chưa được tiêu trừ, nó nhắc nhở quý vị đang còn nghiệp chướng.
Vì vậy khi niệm Phật, ta phải để tịnh niệm liên tục, trong tịnh niệm có yếu tố đầu tiên là không hoài nghi, thứ hai là không để tạp niệm trộn lẩn trong đó. Vì vậy hiểu thật rõ ba yếu tố là một điều rất quan trọng. Ta phải niệm danh hiệu Phật thật rõ ràng, chậm một chút, không cần phải nhanh quá. Nhưng phải rõ ràng, nghe rõ ràng, ghi nhớ rõ ràng. Mỗi câu niệm Phật của ta là câu thứ mấy trong mười niệm, không cần hai mươi, ba mươi, không cần, chỉ mười tiếng trở lại, câu thứ mấy trong mười tiếng đó. Niệm xong mười tiếng lại trở về tiếng thứ nhất, từ câu thứ nhất đến câu thứ mười, từ câu thứ nhất đến câu thứ mười, bạn cứ theo cách này mà niệm, không cần đếm, không cần dùng tràng hạt. Niệm đến khi nào không còn vọng niệm, tâm thật thanh tịnh, niệm Phật như vậy mới thực sự có công phu, đây tướng của nghiệp chướng đã tiêu trừ.
– HT. Tịnh Không, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (VLT 11), tập 400.