Đến cuối cùng Phật pháp thực sự sẽ mất khỏi thế gian này, mất cũng là mất dần dần, vì sao sẽ mất đi? vì không còn người học nữa, không còn người học thì mất đi, có người tiếp tục học thì nó sẽ không mất.
“Kinh này nói: Nghe kinh điển này thọ trì đọc tụng”
“Kinh này” tức là Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh. Ở đây Niệm Lão nói, kinh này là Tịnh Độ đệ nhất kinh, cũng là Trung Bổn Hoa Nghiêm.
Lại nữa, kinh này là Thế Tôn duy nhất lưu lại, sau này kinh khác không còn, nó trụ thế thêm trăm năm, vì chúng sanh sau này mà làm người đưa qua sông vậy !
Bộ kinh Vô Lượng Thọ này, Phật ở trong bộ kinh này nói rất rõ ràng, tương lai Phật pháp ở thế gian này không còn.
Ngày đó là lúc nào?
Còn có chín ngàn năm
Pháp vận của Phật Thích Ca Mâu Ni là mười hai ngàn năm!
Chúng ta lấy cách nói của người Trung Quốc xưa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh vào năm 24 Châu Chiêu Vương, khi Phật diệt độ là Châu Mục Vương.
Dựa vào ghi chép của Trung Quốc để tính, thì đức Phật Thích Ca Mâu Ni diệt độ đến nay, là ba ngàn lẻ ba mươi tám năm.
Pháp vận Một : Mười hai ngàn năm
Ba ngàn năm đi qua rồi còn có chín ngàn năm nữa.
Trong chín ngàn năm này chúng ta mới qua ba mươi tám năm.
Thời mạt pháp, một ngàn năm gọi là một giai đoạn
Chúng ta là giai đoạn thứ hai, giai đoạn thứ hai vừa mới bắt đầu, mới qua được ba mươi tám năm.
Cuối cùng Phật pháp thực sự sẽ mất khỏi thế gian này, mất cũng là mất dần dần
Vì sao sẽ mất đi?
Vì không còn người học nữa, không còn người học thì mất đi, có người tiếp tục học thì nó sẽ không mất.
Vậy chúng ta biết, chúng ta thấy hiện tượng bây giờ, mọi người đều thiên về Tịnh Độ, người tu Tịnh Độ nhiều nhất
Vì sao vậy?
Vì Tịnh Độ dễ dàng, kinh điển ít, gom lại mà nói cũng không quá năm kinh một luận, tổng cộng là sáu bộ.
Người bây giờ càng ngày càng sợ phiền não, càng ngày càng cảm thấy thời gian của mình không đủ dùng, lại huống hồ nền móng của chúng ta ngày nay, thực sự mà nói so sánh với người xưa thì kém rất nhiều!
Chỉ có đơn giản nhất, dễ dàng nhất, chúng ta mới có thể đạt được một chút lợi ích cho hàng Tứ độ Tam bối Cửu phẩm vãng sanh, như những phàm phu chúng ta này!
Tứ độ – 4 cõi : Phàm Thánh Đồng Cư Độ, Phương Tiện Hữu Dư Độ, Thật Báo Trang Nghiêm Độ, Thường Tịch Quang Tịnh Độ.
Tam Bối – 3 bậc: Thượng – Trung – Hạ
Cửu phẩm Liên đài ( 9 phẩm sen vàng) : Hạ phẩm Hạ sanh, Hạ phẩm Trung sanh, Hạ phẩm Thượng sanh. Trung phẩm Hạ sanh, Trung phẩm Trung sanh, Trung phẩm Thượng sanh. Thượng phẩm Hạ sanh, Thượng phẩm Trung sanh, Thượng phẩm Thượng sanh
Trong Quán Kinh nói: Ba loại này chúng ta là loại cuối cùng
Thượng bối vãng sanh là đại phàm phu, trung bối vãng sanh là tiểu phàm phu, hạ bối vãng sanh chính là cõi Phàm Thánh đồng cư, gọi là ác phàm phu, đều tạo ác nghiệp.
Học Phật rồi thì không tạo nữa, khi chưa học Phật thì tạo nghiệp. Vô tình hay cố ý đều đã tạo ác nghiệp, đây là ác phàm phu, có thể đới nghiệp vãng sanh.
Tam bối cửu phẩm đều có thể đới nghiệp vãng sanh, sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, đừng xem thường phàm phu đới nghiệp, đây là ác phàm phu. Nếu như gặp được duyên thù thắng, biết đâu họ là thượng thượng phẩm vãng sanh.
Họ gặp được thiện tri thức tốt, thực sự có duyên với họ, Phật không độ chúng sanh không có duyên, phải thực sự có duyên với họ.
Thế nào gọi là thực sự có duyên?
Họ thật sự tin tưởng, thật sự nghe lời, người khác nói với họ, khuyên họ, họ không nghe. Người đó đến khuyên, họ nghe, đây gọi là duyên
Không có duyên Phật Bồ Tát nói với họ, họ cũng không nghe, họ cũng hoài nghi. Sau khi nghe rồi họ thật sự chịu buông bỏ, thật sự làm.
Trong cái duyên này thì có đốn có tiệm. Căn lợi gọi là một nghe ngàn ngộ, thì họ có thể buông bỏ. Căn tánh chậm chạp một chút thì từ từ buông bỏ. Cũng chính là nói họ tuần tự từng bước, mỗi năm đều có tiến bộ.
Sự tiến bộ này chính là buông bỏ được nhiều hơn, đến lúc buông bỏ triệt để thì thật đã khai ngộ rồi. Buông bỏ không ở nơi sự mà ở tâm, trong tâm thực sự không chấp trước nữa, đây là trí huệ chân thật.
Trên sự mà buông bỏ là phước báo, trong tâm buông bỏ là trí tuệ. Trong tâm buông bỏ có lợi, có thể vãng sanh.
Trên sự buông bỏ nhưng tâm không thể buông bỏ, thì không thể vãng sanh, được phước báo trời người. Đạo lý này các bạn học tu Tịnh Độ của chúng ta, nhất định phải hiểu rõ ràng, hiểu tường tận.
Thí như chúng ta có được giàu có, tôi có rất nhiều tài sản, trong tâm tôi thực sự đã buông xả. Không còn cho rằng tài sản này là của tôi, có cũng được không có cũng được, không để trong tâm, đây là trí huệ. Họ có thể vãng sanh, không chướng ngại họ vãng sanh.
Trên sự tài sản này sử dụng thế nào, cũng là có nhân duyên, có duyên nhiều là việc tốt, không có duyên, không có duyên thì thôi, không trở ngại vãng sanh.
Nếu như trong tâm không buông được, trên sự tuy đã buông rồi, làm bao nhiêu việc từ thiện tổn thất bao nhiêu tiền, buông xuống rồi, trong tâm còn chưa có buông xuống họ không thể vãng sanh.
Quả báo họ được là quả báo Nhân – Thiên, không ra được lục đạo luân hồi, làm nhiều việc tốt cũng không được. Trong tâm vẫn cứ vướng bận, quý vị thấy tôi làm bao nhiêu việc tốt, tôi giúp biết bao nhiêu người cực khổ, cứu biết bao nhiêu chúng sanh.
Tướng chấp trước, tướng chấp trước này không thoát khỏi hám danh lợi dưỡng, dẫu rằng đem tiền tài đều bỏ hết, phước báo chỉ ở trời người. Phước báo lớn nhân gian không có thì họ lên cõi trời, phước báo cõi trời lớn.
Đây là sự, nếu như Phật không ở trong kinh đại thừa, nói cho chúng ta thấu triệt thì chúng ta làm sao hiểu rõ được?
Bộ kinh này khẳng định cho đến đời Mạt pháp, pháp diệt hết rồi, nó còn lưu lại ở thế gian một trăm năm, nó diệt sau cùng.
Sau khi bộ kinh này diệt rồi còn có câu Phật hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật ở thế gian thêm một trăm năm nữa.
Lúc đó không cần nghe kinh nghe đến câu Phật hiệu này, có thể tin, thực sự có thể tin, thực sự phát nguyện cầu vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, tất cả đều có thể đi, đều có thể được sanh!
Sự rộng lớn của pháp môn này, vô lượng công đức, chính xác là không có gì so sánh được. Chúng ta rất hạnh phúc ở lúc này đã gặp được, gặp được rồi khẳng định được sanh.
Cho nên bộ kinh này, danh hiệu này “vì chúng sanh sau này” chính là chúng sanh một trăm năm sau cùng của đời Mạt pháp “giữ làm cứu giúp”.
“Tân” là nước giống như sông nhỏ. “Tề” đây là thuyền, giúp quý vị qua khỏi con sông này. Dùng nước này để tỉ dụ lục đạo luân hồi, bờ này là lục đạo, bờ kia là thế giới Cực Lạc, bộ kinh này có thể giúp quý vị, qua khỏi biển khổ sinh tử đến được bến bờ niết bàn.
Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 426.
Chủ giảng Lão Pháp sư Tịnh Không. Hoan nghênh lưu thông công đức Vô Lượng. A Di Đà Phật