Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Phật là thầy giáo của chúng ta, Bồ Tát là người phụ trách việc học tập của chúng ta

Không tin vào Tịnh Độ là xem thường chư Phật
Bồ Tát Quan Thế Âm còn có tên gọi khác là Bồ Tát Quán Tự Tại. “Nói một cách đơn giản là quan sát những xưng niệm danh hiệu Bồ Tát đó để đến cứu giúp, nên mới có tên Quán Thế Âm”, danh hiệu Quán Thế Âm đặt nặng việc cứu độ chúng sinh. Danh hiệu Quán Tự Tại đặt nặng việc tu hành của chính bản thân, đặt nặng vấn đề tự lợi. Quán Thế Âm chú trọng việc lợi tha, cùng một người cả mà công đức tự lợi, lợi tha đều viên mãn.
Tiếp theo: “Nhìn khắp cơ duyên của tất cả chúng sinh trong pháp giới để tự tại cứu khổ ban vui nên có tên Quán Tự Tại”, đây là đức hiệu của Bồ Tát. Giáo dục! Giáo dục được chú trọng. Từ kinh điển, chúng ta đã hiểu, nhận thức một cách sâu sắc cả thế gian và xuất thế gian, có thứ gì còn quan trọng hơn cách giáo dục này?
Không thể tìm thấy! Phật là thầy giáo của chúng ta, Bồ Tát là người phụ trách việc học tập của chúng ta. Bồ Tát học tập từ Phật, nhưng chưa tốt nghiệp, nhưng lớp họ cao hơn chúng ta, Bồ Tát Đẳng Giác là cao nhất. Hiện tại chúng ta chỉ mới năm đầu tiên của tiểu học. Họ đã năm thứ năm mươi mốt, cao hơn gấp mấy lần chúng ta. Nhưng họ đang theo dõi việc học của chúng ta, họ chưa tốt nghiệp, họ tốt nghiệp là thành Phật. Bởi thế ta phải hiểu rõ mối quan hệ giữa ta và Bồ Tát, giữa ta và A La Hán. Tất cả đều là đồng học, học trước sau nhưng đều là bạn cùng trường, nhưng lớp của họ cao hơn chúng ta.
Điều quan trọng nhất trong việc giáo dục là đức hạnh, tổ tiên người chúng ta đã nhận thức rất rõ việc này. Quý vị xem Khổng Tử đặt đức hạnh lên hàng đầu trong việc giáo dục. Tiếp đến là cách ăn nói, phải biết cách ăn nói, người không biết ăn nói rất dễ tạo ra khẩu nghiệp, khẩu nghiệp rất phiền phức.
Cổ nhân nói rất đúng: “Bệnh vào từ miệng, họa ra từ miệng”, ý nói không thận trọng trong lời ăn tiếng nói rất dễ mang lại tai hoạ, gây thù kết oán với người khác. Cái gọi là: “Người nói vô tâm, nhưng người nghe để ý”, quả thật rắc rối. Họ nghe, nghĩ bậy, giải thích không đúng, cuối cùng gây thù chuốc oán.
Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền dạy chúng ta, con người sống giữa thế gian không thể không khiêm tốn, không thể không nhường nhịn, đó là tánh đức. Việc khiêm tốn, nhường nhịn là để bảo toàn đức hạnh và cũng để cho thấy trí tuệ của quý vị. Không có trí tuệ không thể làm được, người không có đức hạnh không thể làm được.
Với người không đủ đức hạnh lại càng khiêm tốn, càng lễ phép, tại sao? Những người ít khiêm cung rất dễ gây oán thù, đừng nên gây thù kết oán với mọi người, phải thật khiêm cung, lễ phép, thế nên có câu: Thà đắc tội với người quân tử, đừng để mang tội với kẻ tiểu nhân. Kẻ tiểu nhân thường ôm lòng sân hận, họ sẽ rắp tâm báo thù quý vị về sau. Người quân tử có đức hạnh, quý vị mang tội với họ, không quan trọng, họ không để bụng, họ cũng sẽ không oán trách quý vị. Đây là kinh nghiệm của các bậc thánh hiền từ nghìn năm về trước chứ không phải là những lời vẩn vơ.
Đó là những lời giáo huấn được đúc kết từ kinh nghiệm, chúng ta không thể không học. Nhất là trong bối cảnh xã hội hiện tại, ngày nay những lời giáo huấn của các bậc Thánh Hiền Trung Quốc, hình như đã lãng quên từ vài trăm năm nay. Bắt đầu từ thái hậu Từ Hi, đời nhà Thanh đến nay, chừng hai trăm năm. Khi thái hậu Từ Hi chấp chính, họ bắt đầu coi thường các bậc Thánh Hiền, tổ tông xa xưa, Phật, Bồ Tát.
Quý vị xem đế vương mọi thời đại đều là đệ tử của ngôi Tam Bảo, đều là những người tôn sư, hiếu kính cha mẹ, trân trọng Phật, Bồ tát. Duy chỉ có bà, bà tự xưng là Lão Phật Gia, đạp Phật Bồ Tát xuống dưới, bà là Lão Phật Gia ngồi tít trên cao. Bà áp dụng phương pháp “trên làm sao, dưới theo vậy”, khiến lòng kính ngưỡng Phật Bồ Tát, Thánh Hiền của quần thần, dân gian dần nguội lạnh và cuối cùng suy yếu. Sau khi triều Mãn Thanh mất nước, xã hội Trung Quốc liên tiếp rối loạn, đó cũng chính là nguyên nhân để Nho Giáo, Phật Giáo, Đạo Giáo suy vi, sau thế chiến thứ hai, tựa hồ Trung Quốc vắng bóng Nho, Phật, Lão, xã hội làm sao không loạn được?
Tình hình Nhật Bản cũng không ngoại lệ, ít nhất cũng suy đồi đến hai, ba trăm năm. Một số huynh đệ xuất gia bên đó đã cho tôi biết như thế. Cách đây bốn trăm năm, người xuất gia Nhật Bản hoàn toàn giống với các đại đức tổ sư ngày trước của Trung Quốc, rất siêng năng nghiên cứu giáo lí, thông suốt, thấu hiểu, y giáo phụng hành.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 448 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập.
Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
Được gắn thẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *