Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Phật giáo của họ là giáo dục

Vì sao có người bị ung thư, niệm phật liền hết bệnh? - HT Tịnh Không
Người thời nay đa phần đều xem Phật giáo chẳng phải là giáo dục của Phật Đà; thảy đều do dùng Phật sự tụng Kinh bái sám, cầu nguyện, lấy việc tụng Kinh cho vong linh làm chủ, lại không có người giảng Kinh thuyết pháp, khiến cho người thời nay hiểu lầm tôn giáo là mê tín, chỉ phục vụ cho người chết.
Lần này tôi ở Nhật Bản, hỏi người Nhật Bản, họ nói rằng, 400 năm trước Phật giáo của họ là giáo dục. Quý vị xem, đối với sự giảng giải, nghiên cứu Kinh Vô Lượng Thọ, nếp sống này vượt hẳn Trung Quốc, tổ sư Nhật Bản hạ công phu nghiên cứu Kinh Vô Lượng Thọ, lưu lại rất phong phú, lời chú giải quan trọng có hơn 20 loại, nếu cộng thêm lần trước cũng khoảng 6-7 chục loại, rất nhiều! Còn Trung Quốc chỉ có 2 loại. Cho nên họ nói với tôi, 400 năm trước Phật giáo Nhật Bản là giáo dục trọng yếu, bây giờ suy yếu rồi, bây giờ giáo dục tôn giáo không còn nữa, chỉ còn trên danh nghĩa mà thôi. Hiện nay tôn giáo của họ như thế nào? Cũng giống như Trung Quốc, dùng Phật sự tụng Kinh bái sám, cầu nguyện, lấy việc tụng Kinh cho vong linh làm chủ, như vậy nên khiến cho người thời nay hiểu tôn giáo là mê tín, là phục vụ cho người chết, mọi người nghe nói về tôn giáo cũng là nghe những điều này.
Việc cầu nguyện trong tôn giáo, việc tụng Kinh trong Phật giáo đều thuộc về cầu nguyện, cho đến như chúng ta bây giờ làm pháp sự tam thời hệ niệm, đều thuộc về cầu nguyện, những thứ này khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế không có, Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế giảng Kinh dạy học 49 năm, bắt đầu từ khi Ngài khai ngộ, Ngài 30 tuổi khai ngộ, 79 tuổi viên tịch, không có ngày nào không giảng Kinh, không có ngày nào không dạy học, cho nên Ngài thật sự giáo dục. Những hình thức cầu nguyện của tôn giáo là sau này mới phát triển.
Lúc trẻ tôi học Phật, tôi nghi ngờ điều này, vì sao giáo dục biến thành cầu nguyện, phục phụ cho người chết? Lúc đó tôi thỉnh giáo đại sư Đạo An, Đây là vị Pháp sư giỏi của Đài Loan, lần đầu tiên sang Nhật Bản là do Ngài dẫn tôi đi. Ngài tổ chức một đoàn tham quan, hình như 30-40 người, đoàn này rất lớn, đến Nhật Bản chơi hơn 20 ngày. Lần đầu tiên này, năm đó hình như tôi 49 tuổi, chưa đến 50 tuổi, 49 tuổi tôi đi cùng với đại sư. Ngài bảo tôi: Đường Minh Hoàng dẫn đầu. Tôi nói: Làm sao Đường Minh Hoàng dẫn đầu được? Đường Minh Hoàng gặp phải loạn An Sử gần như mất nước, quyền lực thuộc về nhóm tướng quân Quách Tử Nghi, dẹp yên loạn động này, rất nhiều người chết. Cho nên ở mỗi chiến trường, Minh Hoàng đều kiến lập một ngôi chùa gọi là chùa Khai Nguyên, Khai Nguyên là niên hiệu của ông ta. Kiến lập ngôi chùa này ý nghĩa là gì? Tức là tính chất như đài tưởng niệm liệt sĩ của chúng ta bây giờ, quân dân truy điệu những người tử nạn trong chiến tranh. Thỉnh người xuất gia đến đây tụng Kinh siêu độ, thật sự mà nói nghi thức truy điệu lúc đó là bắt đầu từ ông ta. Đế vương làm như vậy, sau đó ở nhân gian người già qua đời cũng thỉnh người xuất gia đến tụng Kinh, trợ giúp. Nhưng chúng ta có thể nghĩ đến, thời đó người già qua đời thỉnh được người tụng Kinh, niệm Phật đưa tiễn, chắc chắn là người giàu có, người bình thường sẽ không làm, đây là những quan lại quyền quý, đại phú trưởng giả mới có cơ hội làm được. Dần dần rồi phổ biến đến nhân gian, lan rộng ra.
Nhưng mãi đến Khang Hy, Càn Long đời nhà Thanh, tự viện am đường vẫn là lấy giáo dục làm chủ, chứ không phải tụng Kinh bái sám, không phải những việc này, mà là việc giáo dục. Việc giáo dục này là do vua quản lý, thuộc về vua quản lý, giáo dục tôn giáo, đạo giáo đều thuộc về vua quản lý, giáo dục Nho giáo thuộc về tể tướng quản lý. Ở Trung Quốc Phật giáo và đạo giáo thuộc về vua quản lý. Bây giờ hoàn toàn thay đổi rồi, giáo dục không còn nữa, hoàn toàn lấy tụng Kinh bái sám làm chủ yếu, chính là tôn giáo hiện nay.
Khoảng thời Từ Hy thái hậu, bởi vì các lịch đại đế vương trước Từ Hy thái hậu đều là đệ tử Tam Bảo, họ đều quy y sư phụ, quy y quốc sư, thầy của vua, học Phật, học đạo. Chỉ có Từ Hy thái hậu không tôn trọng Phật pháp, không tôn trọng truyền thống văn hóa, bà tự xưng mình là lão Phật gia, hạ Phật Bồ Tát xuống một bậc, hạ xuống thấp hơn bà, bà cao hơn Phật Bồ Tát, ba là lão Phật gia, trên làm dưới theo, người lãnh đạo quốc gia này có cách làm như vậy, khiến cho những người khác lơ là, nhạt nhẻo việc giáo dục Phật giáo.
Từ thái hậu Từ Hy đến khi triều đại nhà Thanh mất nước khoảng chừng 100 năm, trong 100 năm này mức độ thoái chuyển của Phật giáo rất lớn, dạy học tôn giáo ít lại. Đến năm Dân Quốc thì càng ít hơn, thời Trung Hoa Dân Quốc pháp sư giảng Kinh thuyết pháp chỉ có mấy người. Ở thời Tùy Đường, trong mỗi ngôi chùa pháp sư giảng Kinh hơn mười mấy người, như vậy quý vị tính xem toàn quốc có bao nhiêu người? Lưu lại những tác phẩm rất phong phú, quý vị có thể thấy được điều đó trong Đại Tạng Kinh. Cho nên sự hưng suy của Phật pháp trong giai đoạn lịch sử này, quý vị chẳng thể không biết, vì sao bây giờ biến thành như thế này? Nhất định phải tìm cho ra nguyên nhân, để biết hồi phục như thế nào? Không hồi phục truyền thống được, thì chúng ta sẽ bị diệt vong, Phật giáo diệt vong, truyền thống văn hóa diệt vong, dân tộc chúng ta diệt vong. Quốc gia có thể tiếp tục sinh tồn hay không là vấn đề lớn, điều này chúng ta chẳng thể không biết.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 462)
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *