Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Phật có thể giúp chúng ta quay đầu là bờ

Phật có thể giúp chúng ta quay đầu là bờ
Đại Sư Ngẫu Ích nói sáu cái tín, cái thứ nhất là tin chính mình. Tin chính mình là tin cái gì? Đó không phải tin tri kiến của chúng ta, mà đó là tin những điều Phật nói với chúng ta rằng “tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật, nên chúng ta phải có tự tin, chính chúng ta vốn dĩ là Phật.
Lục Tổ nói “nào ngờ tự tánh năng sanh vạn pháp”. Cái vạn pháp này chính là toàn thể vũ trụ, câu nói này của Lục tổ chỉ cho ta thấy cả thảy vũ trụ từ đâu mà ra? Từ khởi tâm động niệm của chúng ta mà ra. Nếu không khởi tâm không động niệm, thì chúng ta chính là Phật, vốn dĩ là Phật, còn khởi tâm động niệm, liền biến thành phàm phu. Vì sao vậy? Khởi tâm động niệm là mê, không khởi tâm không động niệm là giác, giác mà không mê người này là Phật.
Nếu chúng ta tin tưởng cái chân tướng sự thật này thì Phật liền có thể giúp chúng ta quay về tự tánh, Phật có thể giúp chúng ta quay đầu là bờ, còn như chúng ta không có cái lòng tự tin này, thì đó là chúng ta không có cái nhân thành Phật.
Phật dạy bảo chúng ta, Phật giúp chúng ta quay đầu, đây là duyên, còn nhân là chính mình vốn có, duyên là Phật Bồ Tát giúp chúng ta. Có nhân, có duyên quả báo liền hiện tiền, quả báo này chính là thành Phật.
Tịnh Độ thành Phật là phân ra hai giai đoạn:
  • Giai đoạn thứ nhất đến thế giới Tây Phương Cực Lạc .
  • Giai đoạn thứ hai ở thế giới Cực Lạc thành Phật.
Vì sao giai đoạn thứ nhất lại phải đến thế giới Tây Phương Cực Lạc vậy? Vì phương tiện dễ dàng, có thể bảo đảm chúng ta ngay đời này thành tựu. 48 nguyện của A Di Đà Phật rõ ràng tường tận nói với chúng ta, cho dù chúng ta tạo năm nghịch mười ác, nhưng chỉ cần ta chân thật sám hối, chịu quay đầu, về sau không tái tạo, niệm Phật thì hết thảy đều có thể vãng sanh. Điều này trong tám vạn bốn ngàn pháp môn không hề có. Cho nên phía trước nói cho chúng ta nghe, bổn kinh thù thắng ở khế cơ, khế lý.
Cái đoạn này giảng khế cơ. Cơ là chỉ tất cả chúng sanh, cái pháp môn này phổ độ tất cả chúng sanh, không bỏ sót một ai, chỉ cần bạn chân thật tin tưởng, chân thật phát nguyện, sám trừ nghiệp chướng, về sau không tái tạo, “phát tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm”, bạn liền có phần, bạn liền thành tựu. Ở đây còn nói với chúng ta, khế cơ, không chỉ nói hợp căn cơ của tất cả chúng sanh, mà hơn nữa cũng là nói khế hợp thời cơ. Thời cơ là gì? Là thời tiết, thời đại. Xã hội của ba ngàn năm trước cái pháp môn này hữu dụng, hôm nay là ba ngàn năm sau cũng hữu dụng, vào thời đại ba ngàn năm sau nữa cũng vẫn hữu dụng. Không luận vào lúc nào, ở mọi lúc, vào mọi nơi đều hữu dụng. Tám vạn bốn ngàn pháp môn, không có pháp môn nào có thể làm được như vậy.
Tịnh Tông niệm Phật vãng sanh bất thoái thành Phật, siêu việt thời không, siêu việt tất cả, không có chướng nạn. Trên kinh nói được rất rõ ràng, A Di Đà Phật từ bi vô tận, cảm tất cả chư Phật Như Lai ngay hiện tại nói pháp, không có vị nào không nói kinh này. Hơn nữa khi pháp vận của chư Phật kết thúc (tất cả chư Phật đều có chánh pháp, tượng pháp, mạt pháp), đến khi pháp diệt, các kinh diệt hết, một trăm năm sau cùng “Kinh Vô Lượng Thọ” vẫn còn, “Kinh Vô Lượng Thọ” diệt sau cùng. Đây chính là biểu pháp, chính là biểu thị kinh này có thể khế hợp với ngay hiện tại, và đến xã hội tương lai vẫn luôn là hữu dụng.
“tùy thời khả niệm, bất lao bế quan án tọa”
Riêng pháp môn Tịnh Tông tùy lúc đều có thể tu, tùy lúc có thể niệm, không cần ở núi, đây là Phật dạy chúng ta. Phàm phu chúng ta nghiệp chướng rất nặng, không ngăn được cảnh giới bên ngoài cám dỗ, nên chúng ta sẽ khởi ác niệm. Cho nên người thời xưa tu hành xây đạo tràng phải xây ở trong núi sâu, chỗ không có dấu chân người, lên núi rất không thuận tiện, không có công cụ giao thông, lối mòn dê đi. Vì sao vậy? Chính là tránh bị nhiễu loạn. Cho nên chọn lựa những nơi này là để “bất lao bế quan án tọa”. “Bế quan” cũng là xa lìa quấy nhiễu, “án tọa” là thiền định, trong thiền đường tọa hương. Nhưng đối với Tịnh Tông không cần phải những hình thức này, ở mọi lúc vào mọi nơi thảy đều có thể tu hành, chính là một câu Phật hiệu niệm không gián đoạn, không luận làm bất cứ việc gì không quên niệm Phật, không luận làm cái gì, sau khi làm xong không để ở trong tâm, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, đây gọi Phật pháp. Cho nên Phật pháp cùng thế pháp có thể song hành, không chướng ngại nhau.
Cung kính chia sẻ!
Trích lược : Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú tập 4
Chủ Giảng : PS Tịnh Không
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *