Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Niềm tin là mẹ của mọi công đức!

Không tin vào Tịnh Độ là xem thường chư Phật
💧 Bản thân nhất định phải hiểu rõ căn tánh của mình, phải tiếp thu sự chỉ dạy của thiện tri thức. Chúng ta đi theo họ, theo sự dắt dẫn của họ, nhất định đi đến một con đường lớn sáng suốt.
Người như vậy đã rất khó tìm, đã không dễ chút nào, đây là thái độ làm học sinh. Trong này một nhân tố quan trọng nhất, phải có lòng tin đối với thầy.
📖 Như trong Kinh Hoa Nghiêm nói: “Niềm tin là mẹ của mọi công đức”.
Tín tâm là căn nguyên chứng đạo trong tương lai của mình, là chiếc nôi để tu tập tích lũy tất cả công đức. Chiếc nôi là năng sanh, năng sanh tất cả công đức chân thật, tín tâm.
Nếu như không có lòng tin đối với thiện tri thức, thì không cần học với họ, vì sao vậy? Lãng phí quang âm!
P/s: Quang Âm là Ánh sáng và Bóng tối, chỉ thời gian
🌿 Mặc dù thiện tri thức là Phật Bồ Tát tái sanh, ta theo họ cũng vô ích, không học được gì cả!
Nếu vị tri thức này, không có học vấn, cũng không có đức hạnh, nhưng đối với họ ta có lòng tin sung mãn.
Họ chỉ nói một hai câu thật hay, ta nghe hiểu tiếp thu, thì lợi ích dùng cả đời không hết. Tín tâm mới quan trọng. Then chốt thành công hay thất bại, đều ở chỗ có niềm tin với thầy hay không!
🍒Bởi vậy không phải trong tâm chúng ta khâm phục nhất, kính ngưỡng nhất, ngưỡng mộ nhất thì ta đừng theo vị thầy đó.
Theo họ đúng là lãng phí tinh thần, lãng phí thời gian, thật đáng tiếc. Chúng ta chọn thiện hữu phải thật thận trọng, có người giới thiệu với mình, bản thân cũng phải quan sát tường tận, sau đó thân cận mới được lợi ích lớn.
Ta thật sự muốn học, thiện tri thức không ai không dạy, đây đều nói thật.
🕊️ Thầy Phương (nhà triết học Phương Đông Mỹ) thầy Lý (cư sĩ Lý Bỉnh Nam) trong những lúc nói chuyện đều nói rất nhiều.
Một người có trí tuệ, có học vấn, kỳ vọng lớn nhất trong đời họ là có truyền nhân. Họ truyền cho ai? Học sinh như vậy chỉ có thể gặp không thể cầu.
Thầy Lý nói với tôi, từ xưa đến nay truyền nhân không dễ được, thầy nói học sinh tìm thầy khó, thầy tìm học sinh càng khó hơn.
Tìm ở đâu? Đều do nhân duyên thôi!
🏵️ Trong sách cổ chúng ta thấy đời đời tương truyền, nhất mạch truyền thừa về sau, người thật sự có thể truyền pháp được ghi chép không nhiều.
Còn có rất nhiều thiện tri thức, suốt đời không gặp truyền nhân, họ ra đi, vậy là hết. Trường hợp này rất nhiều. Bởi vậy gặp người chịu tiếp thu, làm gì có chuyện không toàn tâm toàn ý giúp đỡ?
So với chăm sóc con cái mình, còn thân thiết hơn gấp mười lần, đây là gì? Là ký thác pháp thân huệ mạng, quan trọng hơn việc nối dõi tông đường của người thế gian!
Nối dõi tông đường là việc của một gia tộc, còn sự truyền thừa này là duy trì tuệ mạng của Phật, lợi ích vô lượng vô biên chúng sanh, sao họ không coi trọng được? Nhưng thật đáng tiếc, đến đâu để tìm học sinh?
Không tìm thấy!
🌳 Trước đây tôi đi hoằng pháp các nơi trên thế giới, làm việc rất gian nan,vì sao vậy? Vì chỉ một mình, không có trợ thủ. Cho nên thời gian đó, mỗi năm tôi đều trở về Đài Loan một lần, về Đài Loan tôi nhất định đến thăm thầy Lý.
Đến thăm thầy tôi nhất định khuyến thỉnh, xin thầy đào tạo thêm nhiều học sinh, để chúng tôi ra ngoài hoằng pháp có đồng học, có bạn lữ, có trợ thủ.
Thầy cũng rất coi trong vấn đề này, đại khái tôi nói khoảng mười mấy lần, lần sau cùng thầy nghe rồi, thầy nói: “ Ông tìm học sinh giúp tôi”.
Từ đó về sau tôi không dám nói nữa, tôi nghĩ mình tìm không ra học sinh, thật sự tìm không thấy. Trong thời đại này, tìm một học sinh phục tùng nghe lời 100%, không có, học sinh bằng mặt không bằng lòng thật nhiều!
💧 Thầy Lý giảng kinh thuyết pháp 38 năm ở Đài Trung, tự thân nghe thầy giảng kinh thuyết pháp, theo tính toán một cách bảo thủ nhất, cũng không quá năm sáu mươi vạn người, tính toán bảo thủ nhất.
Khi tôi ở Đài Trung, lúc đó thầy giảng kinh được mười năm, thính chúng đã đạt đến 20 vạn người.
Trong này có học sinh chăng?
Thường xuyên theo thầy, tiếp thu lời thầy dạy, học tập giảng kinh cũng có mấy mươi người. Mấy mươi người này thật sự có thể truyền cho họ, không tìm được ai!
🍁 Hiện nay ở Đài Trung có hai vị cư sĩ là Chu Gia Lân và Từ Tĩnh Dân, tuổi đều đã lớn. Cư sĩ Chu Gia Lân khoảng 76, 77 tuổi.
Cư sĩ Từ Tĩnh Dân năm nay 71 tuổi, bên dưới còn có truyền nhân chăng? Rất khó nói, cho nên không dễ chút nào.
Chúng ta phải phát tâm, ai phát tâm tục Phật tuệ mạng, Phật Bồ Tát nhất định gia trì họ, nhất định xem họ như bảo bối.
Vì sao vậy❓
Vì quá hy hữu. Nếu phát tâm truyền pháp lợi sanh, trước tiên phải buông bỏ chấp trước phân biệt, đây là điều kiện đầu tiên trong cảm ứng!
🕊️ Ta có phân biệt chấp trước, Phật Bồ Tát muốn giúp cũng không giúp được, đó là chướng ngại.
Chướng ngại không phải do Phật, do bản thân chúng ta, ta phải buông bỏ cái “Tôi”, buông bỏ “Tự tư”.
Khởi tâm động niệm, niệm niệm mong cầu chánh pháp cửu trú, niệm niệm mong cầu tất cả chúng sanh lìa khổ được vui, tâm này sẽ tương ưng.
Ta có thể phát chân tâm này, liền được Chư Phật Bồ Tát cảm ứng, cảm ứng đạo giao không thể nghĩ bàn.
✍️Trích: Địa Tạng Kinh Huyền Nghĩa, tập 04,
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Hoan nghênh copy chia sẻ công đức Vô Lượng 🙇
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *