Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Niệm Phật phải phát tâm vô thượng Bồ Đề Tâm

A Di Đà Phật
Muốn cho Bồ đề tâm phát sinh một cách thiết thực, cần nên suy tư quán sát để phát tâm theo điểm như sau:
GIÁC NGỘ TÂM
Chúng sanh thường chấp sắc thân nầy là Ta. Thường chấp cái tâm thức có hiểu biết có buồn giận thương vui nầy là Ta. Nhưng thật ra, sắc thân nầy là giả dối, ngày kia khi chết đi, nò sẽ tan về với đất bụi, cho nên sắc thân tứ đại nầy không phải là Ta. Tâm thức cũng thế, nó chỉ là cái thể tổng hợp về cái biết của sáu trần là sắc thanh hương vị xúc pháp. Cái biết của ta khi thì có khi thì không – hình ảnh nầy tiêu hoại thì hình ảnh khác hiện ra, tùy theo trần cảnh mà thay đổi luôn luôn, hư giả không thật. Cho nên, tâm thức nầy không phải là Ta.
Cổ đức đã bảo: Thân như bọt tụ, tâm như gió. Huyễn hiện vô căn, không tánh thật.
Nếu giác ngộ thân tâm như huyễn thì sẽ không còn chấp trước, lần lần sẽ đi vào cảnh giới nhơn không, chẳng còn Ngã Tướng. Cái Ta của ta đã là không, thì cái ta của người khác cũng là không nên chẳng còn Nhơn Tướng. Cái Ta của ta đã là không, thì tất cả cái Ta của vô số chúng sanh cũng là không, nên không còn Chúng sanh Tướng. Cái Ta đã là không, nên không có bản ngã bền lâu, nên không thật có ai chứng đắc, không có ai thọ nhận, nên không có Thọ Giả Tướng.
Nhơn đã không thì Pháp cũng không, vì sự cảnh luôn luôn đổi thay sanh diệt, không có tự thể. Ðây lại cần nên nhận rõ: chẳng phải các pháp khi hoại diệt mới thành không, mà chính vì nó hư huyễn nên đương thể tức là không? Cả Nhơn cũng thế. Khi giác ngộ là cả Nhơnvà Pháp đều không, thì giữ lòng thanh tịnh và trong sáng, không chấp trước mà niệm Phật. Dùng lòng giác ngộ như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ đề Tâm.
(Trích Niệm Phật Sám Pháp Hòa Thượng Thích Thiền Tâm)
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *