Trong Kinh A Di Đà lại nói: “Nếu có kẻ đã phát nguyện, nay phát nguyện, sẽ phát nguyện sinh về cõi Phật A Di Đà. Những người như thế đều được bất thoái chuyển đối với A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”. Câu kinh này: “Tượng trưng những người hiện giờ phát nguyện vãng sanh, đều không thoái chuyển Bồ Đề, nên gọi là đều được độ thoát”. Chỉ cần phát nguyện này, đã phát nguyện rồi thì đã thành tựu rồi, hiện tiền phát nguyện thì đời này sẽ thành tựu, tương lai phát nguyện cũng được thành tựu. Chẳng có ai không thành tựu cả.
Ở dưới Di Đà Yếu Giải nói, Ngẫu Ích đại sư nói: “Bất luận chí tâm hay tán tâm, có tâm hay vô tâm, hiểu hoặc không hiểu, nhưng danh hiệu Phật A Di Đà, hoặc danh hiệu chư Phật ở 6 phương, tên bộ kinh này lọt qua tai. Giả thử đến ngàn vạn kiếp sau cũng sẽ nhân đó mà được độ thoát”, quý vị xem ý này. Ngẫu Ích đại sư là bậc tái sanh, không phải người thường. Ở sau Di Đà Yếu Giải có một đoạn lời bạt, nói rõ Yếu Giải này chỉ viết trong 9 ngày.
Ấn Quang đại sư hết sức khen ngợi quyển này bảo: “Cho dù có cổ Phật tái sanh viết chú giải cho Kinh A Di Đà, cũng không thể hay hơn được”. Lời khen này quá tuyệt vời! Lời tán thán này gần như nói, chính đức A Di Đà đã đích thân viết lời chú giải. Rất nhiều người xem lời khen của Ấn Quang đại sư, thì sinh ra hoài nghi. Tôi cũng đã gặp, là đại hòa thượng, lão hòa thượng từng giảng kinh thuyết pháp, hỏi tôi: Ấn Quang tổ sư nói câu đó có phải hơi quá? Tôi trả lời: chẳng quá chút nào, tổ sư nói vừa đúng, thật chứ không dối, chúng ta phải tin.
Ngài nói bất luận chí tâm hay tán tâm. Chí tâm chính là chuyên tâm không có tạp niệm, tán tâm chính là tạp niệm. Hữu tâm hoặc vô tâm, hữu tâm chính là cầu sinh tịnh độ, vô tâm chính là người ta niệm thì niệm theo. Hoặc là hiểu, hoặc là không hiểu, là hiểu được kinh Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ. Hoặc là kẻ chẳng hề tin Phật, chưa đọc kinh cũng chẳng nghe giảng, thấy người niệm thì niệm theo 1, 2 câu. Nhưng chỉ niệm một danh hiệu A Di Đà, hoặc Nam Mô A Di Đà Phật, bất kể tin hay không tin, hữu tâm hay vô tâm. Hoặc danh hiệu Phật ở 6 phương, hoặc Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, Tỳ Lô Giá Na Phật, Lô Xá Na Phật. Bất luận danh hiệu Phật nào, chỉ cần là niệm danh hiệu Phật. Hoặc đọc tên một quyển kinh, Kinh A Di Đà, Phật Thuyết A Di Đà Kinh, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Chỉ cần là tên một quyển kinh Phật, đã qua tai, nghe được rồi, thì giả sử ngàn vạn kiếp sau, hễ gặp duyên sẽ nhờ đó mà được độ thoát.
Vì sao vậy? Đó chính là nhờ thiện căn của người ấy. Đấy là gieo hạt giống Phật vào trong A lại da thức, hạt giống Tam bảo Phật Pháp Tăng, là Tam bảo. Danh hiệu của Bồ Tát là Tăng bảo. Người đó nghe Quan Âm Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát thì trong A lại da thức đã có danh hiệu Bồ Tát là Tăng bảo. Hạt giống này vĩnh viễn không mất đi, dù ngàn vạn kiếp sau cũng vẫn tồn tại. Khi có duyên gặp Tăng bảo thì hạt giống này sẽ hiện hành, sẽ khởi tác dụng, người đó sẽ tin, sẽ chịu thâm nhập.
Cho nên việc gieo hạt giống cho hết thảy chúng sanh rất quan trọng. Họ không tin cũng không sao, báng Phật báng pháp cũng chẳng sao. Chỉ cần họ đã nghe lọt vào tai, đã thấy tượng Phật, thấy kinh, dù không hề lật ra xem, nhưng nhìn thấy tựa kinh, đã lọt vào mắt thì sẽ thành hạt giống đạo vĩnh cửu. Việc này phải ta phải biết làm.
Trích từ bài giảng Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 543 do pháp sư Tịnh Không chủ giảng.
A Di Đà Phật