Ngày nay Phật giáo vì sao suy yếu? Căn bản không còn, nên Phật giáo trở thành giả, không có gốc. Tự chúng ta phản tỉnh, lập tức liền được giác ngộ. Các vị tại gia học Phật không thực hành được thập thiện nghiệp đạo, đây là giả không phải thật. Người xuất gia không hành trì được Sa Di Luật Nghi, cũng là giả không phải thật. Tất cả đều là giả, Phật giáo làm sao không suy yếu được? Chẳng những suy yếu mà còn bị hủy diệt. Hiện tại Phật giáo đã suy yếu đến tận cùng, nếu không cứu vãn sẽ bị diệt vong. Cứu vãn nên bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ ba căn bản, chỉ cần căn bản tồn tại, tương lai dần dần nó sẽ trưởng thành, không có căn bản là mất hết. Ai đến cắm rễ này? Nhất định phải dựa vào chính mình không nên hy vọng vào người khác, kỳ vọng người khác tương lai sẽ thất vọng rất lớn. Nhất định chính mình phải hành trì, không hành trì sẽ có lỗi với chính mình, có lỗi với cha mẹ, có lỗi với tổ tông, có lỗi với chư Phật Bồ Tát. Tương lai biến thành tội nhân trong Phật giáo, nên nhất định phải hành trì.
Trên thế giới chỉ cần có năm ba người y giáo phụng hành, Phật giáo liền được cứu. Bất luận tại gia hay xuất gia, người y giáo phụng hành nhất định được tam bảo gia trì. Có ba căn bản này, sau đó có thể nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, nhất định sẽ thành tựu. Thành tựu này là thành tựu tam muội, thành tựu trí tuệ.
Cư sĩ Lưu Tố Vân ở Đông Bắc Trung Quốc là tấm gương tốt nhất. Bà dùng thời gian mười năm, mười năm một bộ Kinh Vô Lượng Thọ. Bà được một bộ đĩa, hình như tôi giảng vào niên đại 80_1980, giảng tại thư viện Hoa Tạng Đài Loan, lúc đó Phật tử Hàn vẫn còn. Khi bà được bộ đĩa đó (Kinh Vô Lượng Thọ) bà nói mỗi ngày bà nghe một đĩa. Lúc đó một đĩa hình như một tiếng đồng hồ, nhưng một đĩa bà nghe mười lần một ngày, trường thời huân tu. Bà nói trong kinh Phật bà đạt được lợi ích, chính là đạt được câu nói: “nhất môn thâm nhập trường thời huân tu”, trong mười năm đó, chính câu này giúp đỡ bà thành công.
Mỗi ngày nghe mười tiếng kinh, thời gian còn lại niệm Phật, không gián đoạn, mười năm như một ngày. Bà được niệm Phật tam muội, bà đã khai ngộ. Đây khẳng định là điều tất nhiên. Một người nếu thâm nhập một môn, họ không có tạp niệm, không có vọng tưởng, thì khoảng ba bốn năm sẽ được niệm Phật tam muội. Sáu bảy năm nhất định có chỗ ngộ, không phải đại triệt đại ngộ, nhất định cũng là đại ngộ. Nên mười năm nay bà không để thời gian qua đi vô ích. Bà hơn 50 tuổi mới khai ngộ, mới học Phật khai ngộ. Năm nay hơn 60 tuổi, mười năm. Người ta hỏi bà thành công như thế nào, bà nói với mọi người sáu chữ: thật thà, nghe lời, hành trì. Bà nghe lời liền nghe hiểu câu này, “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu” bà đã y giáo phụng hành.
Chúng ta thử xem có bao nhiêu người học Phật, tại gia, xuất gia, họ để thời gian mười năm qua đi một cách vô ích, thật đáng tiếc. Người ta mười năm đã thành công, người này nhất định vãng sanh, khi nào vãng sanh? Khi nào muốn đi thì đi. Thông thường chúng ta nói sanh tử tự tại, tự mình có thể làm chủ được, đời này đến đây không uổng phí. Một số người nghe kinh không hiểu, đó có thể là không thật thà, không nghe lời, không y giáo phụng hành. Cổ kim trong ngoài, người của thế xuất thế gian thật sự thành công, đều là sáu chữ này, nên người thật thà dễ dạy, người thông minh không dễ dạy. Ngạn ngữ có câu: “thông minh phản bị thông minh ngộ”, người thông minh không bằng người thật thà, người thật thà thật sự thành tựu, người thông minh vẫn trôi lăn trong luân hồi lục đạo.
Nên “Ngôn vi thế tắc. Chúng thánh sở do vị chi môn”, chúng thánh là Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát, Phật đều là từ cửa này mà thành tựu, đây gọi là môn. Ở trên bục giảng tôi thường nói với các bạn đồng học, tông môn giáo môn ở Trung Quốc trong hai ngàn năm nay, người thành tựu chính là thật sự minh tâm kiến tánh. Người kiến tánh thành Phật sanh vào cõi thật báo, nhất định quá 3000 người.
Phật giáo công nguyên năm 67, chính thức truyền vào Trung Quốc, gần 2000 năm có nhiều người thành tựu như vậy. Người niệm Phật vãng sanh Tịnh độ thành Phật, hai ngàn năm nay tôi dự tính bảo thủ nhất là mười vạn người, quý vị nói thù thắng biết bao!
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 437 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.