Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Người như nào thì khi lâm chung một niệm cho đến mười niệm đều được Vãng Sinh?

Người như nào thì khi lâm chung một niệm cho đến mười niệm đều được Vãng Sinh?
📖 Một ngày 24 tiếng đồng hồ, quý vị có bao nhiêu thời gian trú ở trong danh hiệu Phật? có bao nhiêu thời gian trú ở trong tạp niệm, vọng tưởng? Quý vị đối chiếu thử xem, thì quý vị sẽ biết mình như vậy thì có vãng sanh được hay không.
Không nên hỏi người khác, người khác nói với quý vị chỉ là lời giả, tự hỏi mình là thật nhất. Nếu chánh niệm của chúng ta vượt trội vọng niệm, là việc tốt, nhưng chưa hẳn được vãng sanh.
Hồi trước, thầy Lý luôn luôn nhắc nhở chúng tôi rằng, một ngày 24 tiếng đồng hồ, mỗi ngày quý vị có thể niệm 10 tiếng đồng hồ là tốt lắm rồi. Còn lại 14 tiếng quý vị trú trong vọng niệm, quý vị có nắm chắc đước vãng sanh không? thật sự là không nắm chắc được. Chỉ có thể nói là quý vị đã kết thiện duyên với pháp môn Tịnh Độ mà thôi. Quý vị chưa hẳn là được vãng sanh. Điều kiện vãng sanh thì bây giờ chúng ta đã hiểu rõ rồi. “Tâm tịnh ắt cõi Phật tịnh”, đây là điều kiện chân chánh. Mỗi ngày quý vị niệm một câu hoặc hai câu cũng không sao, chắc chắn quý vị cũng được vãng sanh. Vì sao vậy? bởi tâm thanh tịnh, trong tâm không có phân biệt, không có chấp trước, quý vị đã dùng chân tâm. Nói cách khác, trong cuộc sống, quý vị dùng Phật tâm, quý vị dùng Phật tâm trong công việc, dùng Phật tâm trong đối nhân xử thế. Tuy không niệm Phật A Di Đà, nhưng tâm của quý vị mỗi phút mỗi giây đều tương ưng với Phật. Tâm của Phật niệm hết thảy chúng sanh khổ nạn, quý vị mỗi ngày cũng niệm hết thảy chúng sanh khổ nạn. Tâm niệm về chúng sanh khổ nạn này, quý vị không ngừng nghĩ. Người như vậy chính là trong kinh thường nói, một niệm hay mười niệm đều có thể vãng sanh. Khi mạng chung một niệm hay mười niệm, thì bình thường cũng niệm như vậy. Niệm niệm tương ưng với Phật, trong tâm họ thật có Phật A Di Đà, ngoài Phật A Di Đà ra xác thực không có những tạp niệm khác. Bốn câu sau đây nói về hạng người như vậy rất hay “Đương tri thị nhân, quyết phi phàm tiểu”, người này chắc chắn không phải là phàm phu, cũng không phải là tiểu thừa. “Tuy thị nhục thân, diệc danh Bồ Tát”. Quý vị thấy hình tướng họ là phàm phu, nhưng thật sự họ là Bồ Tát. Họ khởi tâm động niệm, điều họ nghĩ, điều họ làm đều không khác với Phật Bồ Tát.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 423 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *