Người hiện nay tạo tội nghiệp có thể nói là rất phổ biến, tất cả đều đem việc này coi thành việc thông thường, cho nên riết rồi không ai để ý và quan tâm đến, mà không biết quả báo rất đáng sợ! Không kể xuất gia hay tại gia, có mấy người học Phật đã thiệt giác ngộ, thiệt hối cải ? Trong Kinh, Phật cũng nói những người này rất hiếm, rất ít có, nhưng không thể nói không có, chỉ nói là rất hiếm mà thôi !
Chúng ta tự hỏi mình có phải là một trong thiểu số những người Đức Phật nói ở trên. Ðây là điều chúng ta nên giác ngộ, nên thức tỉnh, phải thành thật mà phản tỉnh và kiểm điểm lại.
Lúc Đức Phật còn tại thế, đã có một số Bồ Tát tỏ ra rất ngu xuẩn không có trí huệ, tạo ra rất nhiều tội nghiệp, cho dù muốn tu hành nhưng chướng ngại quá nhiều. Họ có phải thiệt là như vậy không ? Chúng ta có thể suy nghĩ xem những việc đó chưa chắc đã là thiệt.
Vì Thế Tôn năm xưa xuất hiện tại thế gian này, có rất nhiều vị cổ Phật hoặc đại Bồ Tát trở lại giúp đỡ cho Phật để Hoằng Pháp độ sanh. Họ thị hiện trong chúng Tỳ Kheo, chúng Bồ Tát, và người hộ Pháp, không kể họ có hành vi thuận hoặc nghịch đều là cố ý làm ra. Tại sao phải làm như vậy ? Vì muốn dạy cho tất cả chúng sanh, đây thiệt là đại từ đại bi.
Nếu không có những sự tiêu biểu (thị hiện) này, rất nhiều Pháp Đức Phật không thể nói ra được. Tại vì Đức Phật nói Pháp đều là tùy cơ mà nói; những sự thị hiện của các vị nói trên đều là thay mặt chúng sanh mà thỉnh Pháp.
Có người thì trực tiếp hỏi, đây gọi là “ngôn ngữ thỉnh pháp”; có người cố ý tạo ra những ác hạnh, để cho Phật thấy được mà lại khai đạo (dạy) giáo huấn, đây là dùng thân nghiệp để thỉnh Pháp. Ngoại trừ dùng thân nghiệp và khẩu nghiệp để thỉnh Pháp, ý nghiệp cũng có thể thỉnh Pháp.
Chúng ta cũng thường thấy được trong Kinh điển Ðại thừa, chúng đệ tử vừa khởi tâm động niệm, tuy là chưa nói ra Phật đã biết được. Giống như trong Kinh Vô Lượng Thọ, đoạn nói về vua A Xà Thế, họ dùng “niệm” để thỉnh Pháp. Trong tâm có niệm như vậy, chưa nói ra Phật đã kể lại nhân duyên của họ trong đời quá khứ. Do đây có thể biết thân, ngữ, ý ba nghiệp đều có thể thỉnh Pháp.
Cho nên khi chúng ta biết được điểm này, chúng ta không thể dùng tâm khinh mạn để xem xét những mật hạnh của hàng Tỳ Kheo, Bồ Tát. Nhất định phải biết họ là vì đại từ đại bi thay thế chúng ta để thỉnh pháp. Những gì họ biểu hiện ra đều là những ý ác, khẩu ác, hành ác của chúng ta hiện nay. Nếu không có sự thỉnh cầu của họ thì sẽ không có sự giảng dạy của Phật, chúng ta làm sao có thể biết được là mình đã phạm lỗi lầm ?
A Di Đà Phật xin thường niệm
HT. Ân Sư