Ngày xưa khi Đức Thế Tôn thị hiện tại Ấn Độ, phải chăng trên địa cầu có một số người lấy tâm chân thành cung kính, cầu Phật xuất hiện ở thế gian để hoá độ chúng sanh? Chỉ cần có người này, có ý niệm này thì tự nhiên ngài đến đến. Đến để thị hiện cho chúng ta, đích thực ngài không hề khởi tâm động niệm. Khởi tâm động niệm còn không có thì làm gì có phân biệt chấp trước! Điều này chúng ta không dễ gì hiểu được, không cách nào tưởng tượng, gọi là không thể nghĩ bàn. Chúng ta không thể tưởng tượng được, nó hoàn toàn là phản ứng của tự tánh. Đích thực biến pháp giới hư không giới ngài hoàn toàn là “vô sở bất tri, vô sở bất năng”. Ngài dùng là tự tánh thanh tịnh tâm, họ không phải dùng vọng tưởng. Hiện nay chúng ta dùng là vọng tâm, phân biệt chấp trước dùng nhiều nhất. Vọng tưởng nhưng tự mình không biết, lại tưởng xưa nay chưa hề dùng. Dùng vọng tưởng phân biệt chấp trước, quý vị thuần tuý là phàm phu lục đạo. Dùng tâm này có thể hiểu nghĩa chân thật của Như Lai chăng?
Trong bài kệ khai kinh nói “nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”, quý vị có thể hiểu được chăng? Không hiểu được, nghe mấy mươi năm cũng không hiểu, nên điều này khó, rất khó! Như thế nào mới có thể hiểu? Ấn Quang đại sư đã hé ra thông tin, trên thực tế là ngài dạy chúng ta: một phần thành kính thì nghe hiểu được một phần, hai phần thành kính nghe hiểu được hai phần, mười phần thành kính nghe hiểu được mười phần, một trăm phần thành kính nghe hiểu được một trăm phần, vạn phần thành kính nghe hiểu được vạn phần. Đối với điều này chắc chắn thành ví dụ chính đáng.
Kinh mở ra trước mắt nhưng mỗi người xem lãnh hội không giống nhau, ý nghĩa sâu cạn rộng hẹp không tương đồng, tự mình xem cũng không giống nhau. Nếu chúng ta dùng tâm thành kính của chính mình có được hai phần ba phần, thì xem hiểu được hai ba phần ý nghĩa. Kiên trì không bỏ thì càng xem càng hoan hỷ, càng xem càng cung kính thì càng xem càng hiểu, chính là như vậy.
Trước đây tôi ở Đài Trung học kinh giáo với thầy Lý. Chúng tôi được thầy chọn chỗ ngồi ở hàng thứ nhất, đối diện với thầy. Ngồi cùng bàn với tôi là cư sĩ Chu Gia Lân. Hai người chúng tôi ngồi chung một bàn, đối diện với thầy. Chu Gia Lân viết bài, ghi chép rất tường tận, anh ta viết cũng rất nhanh. Có khi tôi cũng viết một vài điều nhưng bị thầy nhìn thấy, tan học thầy kêu tôi đến phòng hỏi, khi nghe kinh anh viết gì? Tôi nói: dạ! Viết điều gì? Viết bài. Anh viết để làm gì? Tôi nói sợ quên. Thầy nói vô ích, nên chuyên tâm nghe, cảnh giới sang năm đã được nâng cao thì cái này hoàn toàn không dùng đến. Tôi nghĩ rất có lý nên tôi theo thầy mười năm không hề viết bài. Vở viết bài của tôi chỉ mỏng như thế này, nhưng phía sau vẫn còn hơn một nửa, mới viết mấy trang trước, thầy không cho tôi viết.
Vì sao thầy không cấm Chu Gia Lân viết? Vì căn tánh của chúng tôi không giống nhau, năng lực lãnh ngộ của tôi cao hơn Chu Gia Lân, năng lực ký ức của Chu Gia Lân mạnh hơn tôi nên anh ta viết bài thầy không hề hỏi đến. Anh ta giảng kinh hoàn toàn giảng theo trong bài viết. Khi tôi giảng kinh hoàn toàn dựa theo những đều tôi hiểu. Tôi có thể dùng nội dung sâu sắc, văn tự ngôn ngữ dễ hiểu, nói năng rất lưu loát, nên nghe tôi giảng rất hoạt bát. Mỗi năm không giống nhau không nên bỏ lỡ thời gian đó. Tâm chân thành cung kính này mỗi năm một nhiều, mỗi năm một tăng trưởng. Không có gì khác, thầy cho tôi bốn chữ: “chí thành cảm thông”, thầy nói chúng ta cầu điều gì? Nếu muốn đọc sách cho tốt, đó là điều không thể làm được.
Chúng ta có thể đọc thuộc làu Kinh Đại Tạng từ đầu đến cuối chăng? Thế gian pháp, thông hiểu xuất thế gian pháp mà không thông pháp thế gian cũng không thể giảng kinh. Vì sao vậy? Thông xuất thế gian pháp là khế lý, không thông pháp thế gian là không khế cơ. Thông thế gian pháp không thông Phật pháp là khế cơ không khế lý. Thế xuất thế gian đều phải thông, đó mới là điều rất phiền phức.
Thầy đưa ra một ví dụ rất đơn giản, thế gian pháp là Tứ Khố Toàn Thư, xuất thế gian pháp là Đại Tạng Kinh, quý vị có năng lực chăng? Như vậy phải làm sao? Thầy dạy chúng tôi bốn chữ: “chí thành cảm thông”, cầu cảm ứng thông thường người ta nói cầu Phật gia hộ. Dùng điều gì để cầu Phật? Dùng cảm, chân thành tâm để chiêu cảm, chân thành cung kính đến cực điểm. Như vậy là sao? Đó là chân tâm của chúng ta đã hiện tiền, nghĩa là bồ đề tâm hiện tiền. Bồ đề tâm hiện tiền là cùng với tâm Phật, tự nhiên liền cảm ứng, vừa xem liền hiểu, vừa nghe liền minh bạch. Không cần nhớ dai cũng không cần nghe nhiều. Nghe nhiều nhớ dai có khi thật sự tạo thành sở tri chướng, tạo thành thành kiến của chính mình, cho rằng tôi thấy như vậy, tôi nghĩ như vậy, không có. Đức Phật không có quan điểm, không có quan điểm của ngài, Phật không có nhận xét của ngài. Tất cả các kinh Đức Phật nói là tự nhiên hiển lộ ra, ý muốn nói rằng ngài không có thông qua tâm ý thức.
Tâm là ký ức, chúng ta có thể ghi nhớ là tác dụng của tâm, tác dụng của A lại da. Phân biệt là thức thứ sáu, chấp trước là thức thứ bảy. Chúng ta đang dùng loại tâm này. Dùng tâm này cầu chánh pháp chân thật trong tự tánh là không cầu được, mà chỉ có thể cầu được pháp thế gian. Vì sao vậy? Vì người thế gian dùng tâm này, những thứ họ có chúng ta có thể lý giải. Người xuất thế gian không dùng tâm này, họ đã lìa tâm ý thức. Lìa A lại da nghĩa là không lưu lại ấn tượng, vĩnh viễn tâm ta được thanh tịnh bình đẳng, như vậy giác tự nhiên hiện tiền. Không dùng phân biệt nghĩa là không dùng thức thứ sáu, không dùng chấp trước tức là không dùng thức thứ bảy. A lại da, Mạt na, Ý thức gọi là tam tâm. Ý thức và Mạt na gọi là nhị ý. Thức thứ bảy gọi là ý căn, thứ sáu gọi là ý thức, đây gọi là nhị ý. Tam tâm nhị ý, chúng sanh trong lục đạo đều dùng tam tâm nhị ý. Chẳng những lục đạo dùng nó mà mười pháp giới vẫn dùng nó. Quý vị thấy A la hán, Bích chi Phật, Bồ Tát, Phật trong mười pháp giới đều dùng tam tâm nhị ý. Trong đại thừa phân loại rất nghiêm khắc, chỉ cần dùng tâm ý thức đều gọi là phàm phu nên lục đạo gọi là nội phàm là phàm phu trong lục đạo. Tứ thánh pháp giới gọi là ngoại phàm nghĩa là bên ngoài lục đạo, họ vẫn là phàm phu. Vì sao vậy? Vì họ dùng tâm ý thức, nhưng tâm ý thức của họ dùng ngay thẳng, vì sao? Vì họ hoàn toàn nghe theo giáo huấn của chư Phật Bồ Tát, họ thật sự y giáo phụng hành, chỉ là chưa đoạn tận được tâm ý thức nhưng dùng chơn chánh, cho nên tứ thánh pháp giới là cõi tịnh, lục đạo là cõi uế.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 370)