Nào ngờ bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, câu A Di Đà Phật này là thuyền báu cho tất cả chúng sanh ra khỏi luân hồi lục đạo, đây là sự thật!
Yêu thương là như thế nào? Cổ thánh tiên hiền đưa ra ví dụ cho chúng ta thấy: “phụ tử hữu thân”, tình yêu của cha mẹ đối với con cái là thật, không có điều kiện, không có trả giá. Lúc nào là rõ ràng nhất? Lúc ba bốn tháng là rõ ràng nhất, cha mẹ chăm sóc con cái không có điều nhỏ nhặt nào mà không để ý đến. Chư đại thánh hiền, chư Phật Bồ Tát dùng tình yêu này đối với tất cả chúng sanh khắp biến pháp giới hư không giới. Phật A Di Đà dùng tâm này, hoan nghênh mười phương thế giới, đều thế giới Cực Lạc học tập, đều đến thế giới Cực Lạc thành tựu.
Mấy câu này Niệm Lão nói rất hay: “Bốn câu này là tâm của đại nguyện, là con mắt của toàn kinh, là diệu thủ độ sanh của mười phương Như Lai”. Đây là thế giới tây phương Cực Lạc của Phật A Di Đà, sao lại liên quan đến mười phương? Vì Phật A Di Đà kiến lập đạo tràng lớn là thế giới Cực Lạc, hoan nghênh tất cả chúng sanh mười phương thế giới đến. Bởi vậy chư Phật Như Lai khắp mười phương thế giới, vui thanh tịnh tự tại, khuyên tất cả chúng sanh đều đi đến thế giới Cực Lạc. Chư Phật đều tán thán, Phật A Di Đà là vị thầy ưu tú nhất, bậc thầy tốt nhất: “Phật trung chi vương, quang trung cực tôn”. Quang trung cực tôn là tán thán trí tuệ của ngài, Phật trung chi vương là tán thán đức hạnh của ngài. Quý vị xem giáo chủ của thế giới Ta Bà, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, không phải đều khuyên chúng ta đến thế giới Cực Lạc ư? Đây là diệu thủ độ sanh của Như Lai, họ chỉ điểm cho chúng ta, giới thiệu cho chúng ta, bảo chúng ta đến thế giới Cực Lạc.
“Là chiếc bè quý báu ra khỏi bể khổ của tất cả chúng sanh”. Chiếc bè là ví công cụ qua sông, bây giờ chúng ta thường gọi là thuyền báu. Thiên tai xảy ra, phải làm thuyền lớn để cứu độ chúng sanh. Quý vị xem bộ film 2012, không phải đã làm thuyền báu ư? Làm mấy chiếc thuyền lớn, một chiếc thuyền lớn có thể chở mấy chục ngàn người. Nào ngờ bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, câu A Di Đà Phật này là thuyền báu cho tất cả chúng sanh ra khỏi luân hồi lục đạo, đây là sự thật.
“48 nguyện toàn là khai diễn bốn câu này”. Ở trước chúng ta đã học, 48 nguyện của Phật A Di Đà, 48 nguyện chính là hai câu này: “chúng sanh nghe danh hiệu này, đều đến cõi nước ta”, là triển khai, diễn dịch của hai câu này. “Như đại sư Thiện Đạo nói, nguyện nguyện đều lấy niệm Phật làm mốc”. Đại sư Thiện Đạo là Phật A Di Đà ứng hóa tại thế gian, như trong Phẩm Phổ Môn nói: “đáng dùng thân tỳ kheo để độ, tức hiện thân tỳ kheo mà vì họ nói pháp”. Đại sư Thiện Đạo hiện thân tỳ kheo, ứng hóa tại nhân gian, cho nên những gì ngài Thiện Đạo nói, chính là Phật A Di Đà tự nói. “48 nguyện, nguyện nguyện đều lấy niệm Phật làm tiêu chuẩn”. Không có nguyện nào không lấy niệm Phật làm chỉ tiêu.
“Thánh hiệu của Phật A Di Đà, đầy đủ vô lượng nghĩa”. Đây là thật, không phải giả. Danh hiệu A Di Đà Phật là dịch âm tiếng Phạn, A dịch là vô, Di Đà dịch là lượng, Phật dịch là giác. A Di Đà Phật dịch hoàn chỉnh sang tiếng Trung nghĩa là Vô Lượng Giác, quý vị xem trong này có bao nhiêu ý nghĩa?
Theo thói quen của chúng ta, nói muôn sự muôn vật khắp biến pháp giới hư không giới, quy nạp nó thành sáu loại lớn. Vì phương tiện cho việc giảng kinh dạy học mà quy nạp nó, quy nạp thành tánh- tướng, sự- lý, nhân- quả, tất cả đều bao gồm hết. Tánh có vô lượng nghĩa, tướng cũng có vô lượng nghĩa, lý có vô lượng nghĩa, sự cũng có vô lượng nghĩa, nhân quả cũng là vô lượng nghĩa, thật sự đầy đủ vô lượng nghĩa.
Bên dưới đưa ra ví dụ: “Vô lượng thọ”, nói từ phương diện thời gian. “Vô lượng quang”, nói trên phương diện không gian, quang minh biến chiếu. “Vô lượng thanh tịnh, vô lượng trang nghiêm”, trang nghiêm là tốt đẹp, không tìm ra chút bất thiện nào. “Vô lượng trí tuệ, vô lượng bồ đề, cho đến vô lượng của vô lượng”. Những câu này đều biểu trưng cho vô lượng nghĩa, nói không cùng tận. “Vô lượng thọ biểu trưng pháp thân thường trú”, đây thật là vô lượng, bất sanh bất diệt. Phật vô lượng thọ, tất cả chúng sanh đều vô lượng thọ, vì sao vậy? Vì tự tánh vô lượng thọ. Những hiện tượng do tự tánh sanh ra, tánh tướng không hai, tánh tướng nhất như. Tánh vô lượng thọ, đương nhiên tướng cũng vô lượng thọ. Chúng ta cảm thấy tướng có sanh diệt, đức Phật nói tướng bất sanh bất diệt, chúng ta không hiểu. Câu nói này của Phật, các nhà lượng tử học hiện đại đã chứng minh, họ nói rằng, vật chất đúng là bất sanh bất diệt. Các nhà khoa học này phát hiện ra từ đâu? Chính là từ lượng tử, lượng tử nhỏ hơn nguyên tử, nhỏ hơn điện tử, còn nhỏ hơn hạt vi lượng. Các nhà khoa học cho rằng không còn vật gì nhỏ hơn nữa, cho nên gọi nó là tiểu quang tử. Nó là hiện tượng vật chất, cũng là hiện tượng tinh thần, cũng thuộc về hiện tượng tự nhiên. Thời gian nó tồn tại vô cùng ngắn ngủi, ngắn đến nỗi không thể ngắn hơn, vì thế không nhìn thấy sự sanh diệt của nó. Nó có sanh diệt chăng? Có, có thể nói hầu như là đồng thời sanh diệt. Sanh diệt đồng thời nên ta không nhìn thấy nó sanh diệt, cho nên cũng có thể nói nó bất sanh bất diệt. Đây là cơ sở của tất cả vật chất, là chân tướng của mọi hiện tượng vật chất. Danh từ Phật giáo gọi là thật tướng, thật tướng các pháp. Trong kinh Phật gọi là pháp thân thường trú. Pháp thân nào? Là tất cả pháp, hiện tượng vật chất của tất cả pháp chính là nó. Ý này rất sâu rất rộng, đúng là vô lượng nghĩa.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 258 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư TỊNH KHÔNG