Ngày nay chúng ta nếu muốn hoằng dương Phật Pháp, không thể không đặc biệt chú trọng hiếu đạo. Vì sao vậy? Không có hiếu đạo thì không có Phật pháp. Cho nên năm xưa lúc tôi chưa rời Đài Loan, có rất nhiều pháp sư ra nước ngoài hoằng pháp, tôi đi đưa tiễn, tôi thường khuyên họ đến nước ngoài không nên xây chùa chiền, họ rất ngạc nhiên, vậy chúng tôi làm sao mà kiến lập đạo tràng? Xây từ đường.
Tôi nói thầy xây từ đường công đức còn lớn hơn cả xây chùa chiền, thầy tiếp dẫn tín đồ càng rộng rãi. Bởi vì xây một ngôi chùa Hoa kiều học Phật, người Trung Quốc mới đi đến, tín đồ Cơ đốc giáo, Thiên chúa giáo, tôn giáo khác họ không đến. Thầy xây một ngôi từ đường trong đó cúng tổ tiên, người Trung Quốc đối với tổ tiên cảm tình rất nặng, họ đều đến. Từ đường, không nên xây từ đường của một dòng họ nào đó, tôi khuyên họ xây Trung hoa dân tộc bá tánh tổ tiên từ đường, tất cả người Trung Quốc chung một ngôi từ đường. Tốt lắm.
Trong từ đường này giảng kinh thuyết pháp, trong từ đường có thể thờ Phật, có thể thiết lập một Phật đường, ý nghĩa càng lớn hơn xây dựng ngôi chùa. Nhưng những pháp sư này không có ai tiếp thu kiến nghị của tôi, mỗi người vẫn đến bên đó xây dựng một ngôi chùa kiểu Trung Quốc, tín đồ rất ít.
Ở New York, cư sĩ Thẩm Gia Trinh rất có danh vọng, các nơi trên thế giới đều biết có một người như vậy, ở nơi đó ra sức xiển dương Phật pháp, lễ thỉnh pháp sư Diễn Bồi trú tại Singapore đến Mỹ để chủ trì Phật Pháp, hoằng pháp lợi sanh. Pháp sư Diễn Bồi nhận lời rồi, bên Singapore đều giao lại cho người khác, chuyên tâm đến Mỹ để hoằng pháp. Điều này là pháp sư Diễn Bồi nói với tôi. Đến New York trú tại Đại Giác tự, những nơi này tôi đều đã đến, ở nơi đó giảng kinh, người nghe kinh khoảng ba bốn mươi người, sau khi giảng xong, những thính chúng này chúc mừng pháp sư: thưa pháp sư pháp duyên của Ngài thù thắng quá, hôm nay đến nhiều người như vậy. Pháp sư Diễn Bồi nghe xong toát cả mồ hôi lạnh, vô cùng thất vọng.
Pháp sư ở Singapore giảng kinh thính chúng có mấy trăm đến cả ngàn người, đến nơi đó ba bốn mươi người đã là ghê gớm lắm rồi, pháp duyên rất thù thắng. Ngài ở lại New York khoảng một hai tháng nhanh chóng quay về, không trở lại nữa. Pháp sư Diễn Bồi thường nói: chúng ta người giảng kinh phải xem thính chúng, không có thính chúng thì nơi đó làm sao mà đến được? Ở Mỹ đích thực là như vậy. Thông thường giảng kinh ở bên đó, thính chúng có bao nhiêu? Hai ba người, năm sáu người, có được mười mấy người thì pháp duyên này rất thù thắng. Cho nên quí vị học biết giảng kinh rồi, tương lai mời đến Mỹ giảng kinh, trong lòng quí vị nên biết, không thể sánh với bên này được.
Chúng tôi đến các địa phương ở Mỹ, đi khắp nơi làm gương, đi biểu diễn, lâm thời người tụ tập cũng có thể tụ tập được mấy trăm người, đó chỉ là thỉnh thoảng một lần hai lần. Ngày ngày giảng kinh không có ai đến nghe. Vì vậy có lúc quí vị thấy chúng tôi đến bên đó khi nào đông người cũng có đến sáu bảy trăm người. Đó là bao nhiêu năm mới đến một lần, người từ nơi xa đến cũng muốn đến thăm một tí, nghĩa là như vậy. Thường thường ở bên đó giảng kinh, thính chúng rất ít. Chỗ chúng ta đây kỳ trước có một vị đồng học là pháp sư nào đó ở Ngũ Đài sơn, cùng đến với Không Nhất, nghe nói đi Mỹ rồi, pháp sư Hiển Ý phải không nhỉ? Mắc lừa rồi, mắc lừa lớn rồi. Sau khi đi rồi, nếu thực sự phát tâm hoằng pháp lợi sanh, quí vị nhất định sẽ hối hận. Cho nên nhất định phải hiểu rõ ràng. Ở đây đồng học người Mỹ rất nhiều, tôi nói đều là lời chân thật.
(Trích: Kinh Địa Tạng Huyền Nghĩa, tập 16)