Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Khinh thị chúng sinh tức là coi rẻ chính mình

Khinh thị chúng sinh tức là coi rẻ chính mình
Trong kinh Hoa Nghiêm đức Thế Tôn dạy rằng: “tất cả chúng sanh điều có đức tướng trí huệ của Như Lai”. Như Lai tức là tự tánh. Ngài nói ra ba điều, đưa ra ba ví dụ: Trí Tuệ, Đức, Tướng. Chúng ta dùng cách nói của giới khoa học ngày này, có thể phối hợp được ba thứ này: Ánh sáng trong tự tánh các nhà khoa học gọi là năng lượng. Đức ở trong tự tánh gọi là đức năng, chính là chuyển tướng của A Lại Da, các nhà khoa học gọi là tin tức. Loại thứ ba chính là hiện tượng vật chất, bát thức gọi là tướng phần, tin tức là kiến phần. Quang trí huệ là tự chứng phần. Khoa học ngày nay có thể phát hiện được cái này thật không dễ dàng. Họ không phải dùng công phu buông xả, mà họ dùng tri thức, dùng số lí, dùng máy móc khoa học kỹ thuật tối tân để quan sát. Phàm là cái gì có hiện tượng thì họ điều có thể thấy được. Biết được tại sao như vậy, nhưng vật này từ đâu mà có, thì vẫn còn là một câu đố, không cách gì chứng minh được.
Trong Đại Thừa đức Thế Tôn có dạy rằng: người chứng mới biết được. Chỉ có thân chứng thì quí vị mới hiểu rõ được. Trong đại thừa giáo những vị nào đã chứng được? Điều này chúng ta không thể không biết, trong đại thừa thường nói rằng Bát Địa trở lễn, Bát Địa là Bất Động Địa. Thất Địa là Viễn Hành Địa, Bát Địa bất động. Đây là hình dung cho công phu thiền định của họ. Trên Bát Địa gồm có Bát Bịa, Cửu Địa, Thập Địa, Đẳng Giác, Diệu Giác, năm địa vị. Bồ Tát có 52 cấp bậc, đó là năm cấp bậc cao nhất mà họ chứng được. Không phải một người chứng được, công phu thiền định của quí vị nếu đạt được đến địa vị này thì quí vị đều thấy hết, đều hiểu rõ hết. Như vậy làm sao mà giả được! Cảnh giới chứng đắc là gì? Biến pháp giới hư không pháp giới với mình là một Thể. Người xưa nói về luân lý, Phật pháp nói về muốn tương quan của luân lý, biến pháp giới hư không pháp giới là ta. Sau đó chúng ta mới hiểu rõ được, trong Phật pháp nói về Phật, danh hiệu của Phật rất nhiều, quí vị xem Kinh Vạn Phật Danh, hơn một vạn hai nghìn danh hiệu. Tượng trưng cho cái gì? Tượng trưng cho tánh đức của chúng ta. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói: tất cả chúng sanh- bao gồm cả chúng ta đều ở trong đó- đều có đức tướng trí huệ của Như Lai. Đức năng đây là vạn đức vạn năng, chúng ta đều đầy đủ. Tướng là tướng tốt. Phật thị hiện cho chúng ta thấy, thân có vô lượng tướng, tướng có vô lượng đẹp. Người xưa gọi là phước báu, tự mình đều có đủ. Đức là năng lực, quang minh là trí huệ. Phật Bồ Tát đều tôn trọng chúng sanh dám khinh mạn. Vì sao vậy? Vì tất cả chúng sanh vốn là Phật, tất cả chúng sanh với ta cùng một pháp thân, cùng một thể, xem thường chúng sanh tức là xem thường chính mình. Có người nói rằng: tôi thích cái đầu của tôi, thích cái tay của tôi, ghét cái chân của tôi, như vậy chẳng phải là chuyện dáng cười rồi sao? Sau khi hiểu được đầu và chân cùng bình đẳng, không hề sai khác. Ý nghĩa trong đây đều ở trong kinh giáo đại thừa, càng học quí vị càng thấy thú vị, càng học thật sự có được pháp hỷ sung mãn, thường sanh tâm hoan hỷ. Hết thảy vấn đề trong thế và xuất thế gian, nếu gặp phải không có gì không thể giải quyết được, mà còn rất nhẹ nhàng dễ dàng.
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 379
Chủ giảng: Đại Lão Pháp Sư Tịnh Không.
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *