Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Khiến người trong thiên hạ biết “thành kính”

Cúng dường hình Phật linh hay không là do tâm có thành kính hay không
Mọi thứ trên thế giới, bao gồm khoa học, triết học, không có thành kính thì cũng có được một ít; học vấn xuất thế gian, không có thành kính thì không đạt được. Đại sư Ấn Quang nói rất hay “Một phần thành kính đắc một phần lợi ích, mười phần thành kính đắc mười phần lợi ích”, không có thành kính thì không được, Phật Bồ Tát đến nói với bạn, bạn cũng không đạt được, đó là điều chúng ta nên biết. Bạn hỏi tại sao? Bởi vì Phật Bồ Tát họ là những vị có trí tuệ đức năng, những kinh điển, văn tự là từ chân tính biểu lộ ra. Chúng ta phải dùng chân tâm, dùng sự thành kính, thành kính chính là chân tâm, chân thành đến cực điểm, cung kính đến cực điểm, tương ứng với văn tự trong kinh, thì bản thân tự nhiên hiểu được ý nghĩa trong kinh luận, không cần người khác nói, tự nhiên thông đạt, thành kính bất khả tư nghì.
Điều này năm xưa thầy Lý đã nói với tôi, bốn chữ “Chí thành cảm thông”. “Thông” này chính là thông thế xuất thế gian nhất thiết pháp, dùng phương pháp gì? Cảm ứng. Chúng ta nếu đi học làm gì có nhiều thời gian? Làm gì có nhiều tinh lực? Đi đâu để tìm cao nhân chỉ điểm? Không có cao nhân chỉ điểm, rất nhiều thứ xem không hiểu, duyên này không dễ dàng. Cho nên dạy chúng tôi cầu cảm ứng, làm sao để cầu cảm ứng? Thành. Cái gì gọi là “Thành” Tăng Quốc Phiên tiên sinh ghi chép lại khi đọc sách, trong bút kí có ghi định nghĩa đối với chữ “Thành”. “Nhất niệm bất sinh thị vị thành”, giống như Phật nói vậy. Phật pháp nói chân thành, chân chính là thành, thành chính là chân. Khi nào gọi là thành? Không khởi tâm không động niệm, đó là thành, chính là chân tâm của bạn. Khởi tâm động niệm là vọng tâm, không khởi tâm động niệm là chân tâm.
Thành, cổ nhân nói “Thành tắc linh”. Người Trung Quốc đối với chữ “Thành” rất xem trọng, từ xưa đến nay, bất luận là thế pháp, Phật pháp, người thật sự có thành tựu , toàn nhờ vào chữ này, không thành làm sao được! Nói rất hay, giống trong Phật pháp nói vậy, thành chính là nhất tâm, nhất tâm vô nhị tâm, đó là thành. Nhất tâm chuyên chú chính là chân thành. Khi tôi nghe giảng, nghe khai thị, chuyên tâm để nghe thì tạp niệm không có, nghe được tất cả, vừa nghe, vừa nghĩ chuyện khác, tâm không chuyên chú, nghe giảng xong hỏi lại bạn liền không biết gì. Tại sao không biết? Do nghĩ đến việc khác. (dẫn từ “Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa”)
Chí thành, là chân thành đến cực điểm, thì có cảm ứng, trên là cảm ứng cùng chư Phật Bồ Tát, dưới là cảm ứng với tất cả chúng sanh, không cần học, biết tất cả. Thật sự hiếm có, ở Trung Quốc, Đại sư Huệ Năng là tấm gương cho chúng ta nhìn vào, đó là chí thành cảm thông. (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *