Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Đem ô nhiễm của tinh thần, ô nhiễm của tư tưởng, ô nhiễm của kiến giải tẩy rửa cho thật sạch

Thực chất của sám hối là chân thật nhận lỗi - HT Tịnh Không
Trọng tâm trong sự tu học phật pháp là đem ô nhiễm của tinh thần, ô nhiễm của tư tưởng, ô nhiễm của kiến giải tẩy rửa cho thật sạch sẽ để khôi phục lại tâm thanh tịnh.
Trên đề Kinh “Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác”, ba câu này là dạy cho chúng ta cái tổng cương lĩnh của sự tu học.
1. Trước tiên nói “Thanh Tịnh”, Ba nghiệp thân khẩu ý của chúng ta. “Nghiệp” là tạo tác, những điều tạo tác không thanh tịnh của chúng ta. Điều thứ nhất là tâm lý chúng ta không thanh tịnh, trong tâm có vọng tưởng, vọng tưởng là mê hoặc, người giác ngộ chẳng có vọng tưởng, người mê hoặc mới có vọng tưởng. Vọng tưởng là hình dáng của mê, là tướng trạng của mê, có phiền não, phiền não cũng là sự ô nhiễm nghiêm trọng. Tham, sân khuể, ngu si, tham dục, cống cao, ngã mạn .. những thứ nghiêm trọng này làm nhiễm ô tâm thanh tịnh của chúng ta. Đây là chỗ khác nhau của phàm phu cùng với Phật. Tâm của Phật Bồ Tát là thanh tịnh. Tâm của phàm phu là ô nhiễm. Chúng ta làm cách nào đem tất cả ô nhiễm của tâm địa; nói theo người thời nay là ô nhiễm của tinh thần, ô nhiễm của tư tưởng, ô nhiễm của kiến giải. Làm sao đem nó tẩy rửa cho thật sạch sẽ để khôi phục lại tâm thanh tịnh của mình? Đây mới là trọng tâm trong sự tu học Phật Pháp. Bởi vì tâm thanh tịnh rồi thì thân và khẩu tự nhiên cũng sẽ thanh tịnh, tâm là chủ tể.
Phật, trong các Kinh Luận Đại Thừa thường nói thường thường chỉ dạy chúng ta “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh” câu nói này vô cùng quan trọng! Phật, dạy cho chúng ta pháp môn này, pháp môn này nhanh chống vững vàng để thành Phật, thật tại mà nói là căn cứ nguyên lý này “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Vậy thì tại sao không tưởng Phật? Niệm Phật, tưởng Phật; “Nhớ Phật niệm Phật hiện tiền đương lai nhất định thấy Phật” là căn cứ đạo lý này! Phàm phu mê hoặc, điên đảo, không hiểu, mỗi ngày khởi vọng tưởng, khởi vọng tưởng thì là phàm phu. Tưởng Phật thì thành Phật, tưởng Bồ Tát thì thành Bồ Tát. Ngày ngày đều nghĩ đến kiếm tiền thì biến thành Ngạ Quỷ. Bởi vì quỷ tham tài; quỷ tham tài; Phật giảng cho chúng ta quỷ là tâm tham, địa ngục là tâm sân giận. Chớ có nên tức giận! Thường thường tức giận, ngày ngày tức giận đây là tạo nghiệp nhân của địa ngục, không tốt! Đó là nghĩ tưởng đến địa ngục. Nghĩ tưởng phát tài tức là làm ngạ quỷ, không tốt đâu! Vậy thì tại sao không tưởng Phật? Tưởng Phật thì đến Cực Lạc Thế Giới thành Phật mất rồi! Là căn cứ trên đạo lý này mà nói. “Tất cả Pháp từ tâm tưởng sanh”. Tưởng Phật, tưởng Bồ Tát thì tâm thanh tịnh, sẽ đem những thứ ô nhiễm này của chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay tẩy rửa sạch hết.
Trong Kinh này dạy chúng ta “sái tâm dịch hạnh”. Làm thế nào để “tẩy rửa tâm”? Niệm A Di Đà Phật, nghĩ tưởng A Di Đà Phật, ngoại trừ A Di Đà Phật, Tây Phương Cực Lạc Thế Giới ra tất cả những thứ khác đều không nghĩ tưởng, đều không nghĩ tưởng. Đây là lời nói thật. Người thời nay mê, mê đến trầm trọng; nhận giả không nhận chơn. A Di Đà Phật thật, họ không tin. Cái gì là giả? Tiền bạc, họ cứ mãi tin, đó là giả, đó không phải thật “Sinh không đem đến, chết không mang đi”, hơn nữa vì những thứ này mà ngày ngày sinh phiền não, khổ đến cực độ! Người thông minh đem nó vứt đi, tuyệt đối chẳng nghĩ đến. Cho nên quý vị hãy lắng lòng để tư duy cho kỹ, bình tĩnh để suy nghĩ thì anh sẽ thông minh, anh sẽ có trí tuệ, thì anh có thể nhìn thấu Thế giới. Thế giới này cái gì là thật? Cái gì là giả? Chúng ta cần cái thật, không cần cái giả. Vậy thì tất cả ác nghiệp quyết định không tạo. Chỗ gọi là “Tâm tịnh thì Phật độ tịnh”.
Trong sinh hoạt thường ngày; như chúng tôi đã nói ở phía trước; cá nhân một đời được vui vẻ hạnh phúc, gia đình được mỹ mãn, xã hội hòa hài, đều lấy tâm thanh tịnh làm cơ sở. Con người tâm địa thanh tịnh, tâm thanh tịnh tức là tâm chân thành.”
Trích từ bài giảng Kinh Vô Lượng Thọ lần thứ 9 tập 01 do pháp sư Tịnh Không chủ giảng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *