Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật, Tịnh Độ

Dẫu cúng dường thánh chúng số nhiều như cát sông Hằng – chẳng bằng kiên quyết, dũng mãnh cầu Chánh Giác

Tịnh Độ Tây Phương
Tu học pháp môn Tịnh Tông này, chẳng có gì khác, tu cái tâm thanh tịnh mà thôi ! Bất luận là hoàn cảnh nhân sự hay hoàn cảnh vật chất, phàm những gì có thể khiến cho tâm chúng ta không thanh tịnh, nhất định phải xa lìa.
Vì thế, tôi khuyên các đồng tu đừng xem báo chí, đừng nghe radio, không xem TV, những kẻ không cần phải gặp bèn tận hết sức tránh gặp gỡ, tâm bèn thanh tịnh. Tục ngữ thường nói: “Biết nhiều chuyện, lắm điều phiền não”, quý vị cần gì phải biết nhiều chuyện ngần ấy ?
“Quen nhiều người, lắm nỗi thị phi”. Quý vị qua lại với người khác nhiều, thị phi sẽ nhiều, tâm làm sao thanh tịnh cho được ?
Quý vị nói: “Ta làm chuyện tốt”. “Chuyện tốt chẳng bằng không có chuyện gì”. Không chỉ là Bàng cư sĩ bảo như vậy, mà Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật trong kinh Vô Lượng Thọ đã dạy: “Túng sử cúng dường hằng sa thánh chúng” (dẫu cúng dường thánh chúng số nhiều như cát sông Hằng), chẳng tuyệt diệu ư ?
Chư Phật, Bồ Tát đến, mọi người tranh nhau cúng dường, đức Phật dạy như thế nào ? “Bất như kiên dũng cầu Chánh Giác” (chẳng bằng kiên quyết, dũng mãnh cầu Chánh Giác).
Quý vị thấy đó, Phật, Bồ Tát có đến cũng chẳng bắt buộc phải cúng dường, ta tu tâm thanh tịnh. Quý vị tu thành tựu cái tâm thanh tịnh, sẽ thật sự có thể vãng sanh, có thể thấy A Di Đà Phật, đến Tây Phương Cực Lạc thế giới cùng Quán Âm, Thế Chí nắm tay cùng đi.
Quý vị cúng dường hằng sa thánh chúng, chẳng có cách chi hết, làm không được, bất quá là tu một chút si phước trong cõi trời người mà thôi !
Nay chúng ta chẳng tiếp xúc người khác, làm thế nào để kết pháp duyên ? Trong niệm niệm, kết pháp duyên bằng tâm thanh tịnh. Một niệm thanh tịnh tâm chẳng có chướng ngại, chẳng có phạm vi, tận hư không khắp pháp giới đều ở trong một niệm thanh tịnh tâm.
Ta niệm một tiếng A Di Đà Phật hồi hướng cho họ, đều kết duyên cùng họ. Trong tâm phân biệt, so đo, dẫu quý vị tu công đức to tát cách mấy, vẫn là hết sức hữu hạn, vì sao ?
Trong tâm quý vị có phân biệt, có chấp trước. Phân biệt và chấp trước chẳng phá, dẫu tu công đức to tát cách mấy, nó bị hạn cuộc, có phạm vi, chẳng thể đột phá, mà cũng chẳng thể xứng tánh.
H.T. TỊNH KHÔNG !
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *