“Như hưởng, hưởng là âm thanh phản hồi ở trước đã nói qua. Chúng ta ở bên vách núi hét to một tiếng, lập tức nghe được âm thanh phản hồi. “Như ảnh” chúng ta đứng dưới ánh sáng, trên thân có hình bóng. Bóng là giả không phải thật. “Như hoá” hoá là huyễn hoá. Thứ mười là “như không” đích thực trong kinh Đức Phật nói, tất cả pháp “đương thể tức không, liễu bất khả đắc”.
600 quyển Kinh Đại Bát Nhã sau khi tôi xem qua một lần đã đề ra 12 chữ là tâm đắc của tôi:“nhất thiết pháp, tất cánh không, bất khả đắc”. Bộ kinh này Đức Thế Tôn giảng suốt 22 năm. Bây giờ chúng ta nghĩ lại vì sao bộ kinh này phải giảng đến 22 năm? Quý vị nghe một hai lần không hiểu, nghe một trăm lần, hai trăm lần vẫn không nhập vào được cảnh giới, vẫn là chưa thể nào không được. Phải như cổ nhân thường nói là huân tu lâu ngày, “thâm nhập một môn, huân tu lâu ngày”.
Đức Phật giảng 22 năm, lặp lại vô số lần. Giúp thượng trung hạ căn ngộ nhập cảnh giới. Đây là thật tướng. Kinh Bát Nhã nói thật, không nói giả. Quý vị xem, trước khi học đại thừa học Bát nhã, nền tảng trước là 12 năm A hàm, 8 năm Phương Đẳng. Có nền tảng 12 năm rồi mới nói thật, nói vạn pháp đều là không, khiến chúng ta triệt để buông bỏ vọng tưởng phân biệt chấp trước, ngộ nhập cảnh giới đại thừa. Chính là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Cuối cùng Pháp Hoa, Pháp Hoa là thành Phật. Pháp Hoa là nhất thừa pháp. Kinh Pháp Hoa đến cuối cùng tổng kết rằng: “Chư Phật Như Lai xuất hiện ở thế gian chỉ nói nhất thừa pháp, không hai cũng không ba, trừ Phật phương tiện nói.” Nói cho chúng ta pháp đại thừa, tiểu thừa, nói cho chúng ta tam thừa Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát là đức Phật phương tiện nói, không phải thật sự nói. Chân thật chỉ có Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Vô Lượng Thọ. Ở đây nói với chúng ta là chân thật, và Vô Lượng Thọ là chân thật trong các chân thật. Kinh này còn thâm sâu hơn Bát Nhã và còn thâm sâu hơn cả Pháp Hoa, Hoa Nghiêm. Nên kinh này là pháp khó tin, thật không giả chút nào.
Chúng ta có nền tảng của Kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm nên nhập vào cảnh giới Vô Lượng Thọ rất dễ. Vì sao vậy? Vì nó là tổng kết của Kinh Hoa Nghiêm cũng là nơi trở về của kinh Pháp Hoa. Chư vị cổ đức thời Tuỳ Đường nói rất hay: Hoa Nghiêm, Pháp Hoa đều là dẫn đường của Vô Lượng Thọ. Dẫn chúng ta đi vào kinh Vô Lượng Thọ, cách nói này rất hay.
Khi tôi mới học Phật là đi vào từ con đường học triết học. Nên hoài nghi đối với pháp môn niệm Phật của Tịnh độ, cho rằng đây là pháp phương tiện của Phật, độ những người già không có tri thức. Dùng con mắt này để xem nó, coi thường nó, không muốn học. Theo thầy Lý mười năm, thầy hết lòng khuyên tôi, tôi đều không tiếp thu. Thầy bảo tôi xem Ấn Quang Đại Sư Văn Sao. Xem rất hay, tôi rất tán than, tôi không còn coi nhẹ Tịnh độ, những vẫn không chịu học. Thật tâm quyết định học Tịnh độ, là khi tôi giảng một nửa Kinh Pháp Hoa, là giảng Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm. Hoa Nghiêm giảng mới một nửa, đột nhiên trong lòng khởi lên một ý niệm, nhớ đến không biết Văn Thù, Phổ Hiền tu pháp môn nào? Thiện Tài Đồng Tử học pháp môn gì? Đoạn sau của kinh chưa nói đến, lật phía sau mới thoát nhiên đại ngộ. Văn Thù, Phổ Hiền đều phát nguyện cầu sanh Tịnh độ. Còn dẫn 41 vị pháp thân đại sĩ trong hội Hoa Tạng, đến thế giới Cực Lạc học với Phật A Di Đà. Từ đó tâm cung kính đối với Tịnh độ mới sanh khởi, mới lãnh ngộ được pháp môn này thật không thể nghĩ bàn. Hèn gì Chư Phật Bồ Tát đều nói là pháp khó tin, thật khó tin! Khó tin nhưng quý vị có thể tin. Chỉ có một câu có thể giải thích, trong quá khứ chúng ta từng tu pháp môn này, nên đối với Tịnh độ có thiện căn sâu dày. Chỉ có thể nói như vậy, tuyệt đối không phải ngẫu nhiên. Nếu trong quá khứ chưa từng học, ngày nay vừa tiếp cận đã tin tưởng, làm gì có đạo lý này?
Vô lượng kiếp trong quá khứ có thể chúng ta đã học kinh này rất nhiều lần, nhưng tự bản thân hiện tại không biết. Trong A lại da thức, trong kho tư liệu của A lại da thức có tài liệu, lần này đụng đến tài liệu cũ lại lật ra và nó lại kết nối. Đây gọi là thiện căn. Nếu không có thiện căn thì tuyệt đối không thể. Nên chúng ta đối với người sơ học không được coi thường, biết đâu trong quá khứ người ta tu còn tinh tấn hơn mình, thiện căn sâu dày hơn mình. Chúng ta tu một đời chưa chắc có thể vãng sanh, họ tu mấy năm thật sự được vãng sanh. Thiện căn phước đức sâu dày gặp duyên tự nhiên thuần thục. Chúng ta đời này cũng được coi là rất may mắn. Nếu không có sự giúp đỡ của kinh luận, chúng ta rất khó chấp nhận nhưng tiếp thu rồi phải thâm sâu hơn người khác một chút. Lý chúng ta đã rõ nên tiếp xúc rồi không có chút hoài nghi. Phương pháp tu hành chúng ta đã thấu hiểu, rõ ràng phương pháp. Thấu triệt y cứ lý luận của phương pháp này, lãnh hội một cách sâu sắc. Pháp môn này đặc biệt là công đức của danh hiệu không thể nghĩ bàn, vượt qua tất cả kinh mà chư Phật Như Lai nói. Công đức tất cả kinh tích luỹ lại đều không bằng danh hiệu Phật.
Đại thiên tai ngày nay có thể giải quyết chăng? Một câu Nam Mô A Di Đà Phật có thể giải quyết nhưng người ta không tin, thật sự không tin vì đạo lý quá thâm sâu. Nếu nói rõ ràng minh bạch đạo lý này thật không dễ. Chúng tôi cũng là vì thiên tai này, thời gian quá cấp bách nên dừng lại không giảng kinh Hoa Nghiêm, khai giảng bộ kinh này. Hôm nay vừa đúng một năm. Tết thanh minh năm ngoái bắt đầu giảng, hôm nay vừa tròn một năm. Đã giảng được một nửa, hơn 700 tiếng đồng hồ. Còn một nửa sau thì sao? Tôi xem ít nhất bộ kinh này phải 1200 tiếng. Có thể đến 1400 hoặc 1500 tiếng. Lần này giảng rất rõ ràng, rất minh bạch. Thường xuyên nghe, tôi tin rằng ít nhất cũng làm tăng trưởng lòng tin, người không tin, nghe rồi sẽ tin, đã tin rồi thì niềm tin đó càng vững chắc hơn, không còn bị dao động.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 362 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.