Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Chúng ta muốn cầu phước, phước có từ đâu vậy? phước từ thiện mà có

A Di Dà Phật
Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không lưỡng thiệt, không ác khẩu, không ỷ ngữ, không tham, không sân, không si, bạn phải làm thật mới được. Nói từ trên lý, phàm là vì bản thân, vì cá nhân, vì gia đình, cái ý niệm này là ý niệm ác; vì xã hội, vì nhân dân, vì chúng sanh, cái niệm này là niệm thiện. Đem lý và sự kết hợp lại, chúng ta phát tâm vì xã hội, vì nhân dân, vì chúng sanh tu học thập thiện nghiệp đạo, đây là chân thiện. Vì bản thân ta, vì gia đình mình, vì đoàn thể nhỏ của ta mà tu thập thiện nghiệp thì không chuyển nổi nghiệp, hay nói cách khác, tiêu tai, chuyển đổi tai nạn thì làm không được, nhưng cá nhân có thể được phước. Bởi vì cái phước báo đó của bạn quá nhỏ nên không thắng nổi nghiệp lực của bạn. Trong Kinh Đại Thừa thường nói, chúng sanh tạo nghiệp lực tham sân si, sức mạnh của nghiệp có thể sánh với núi Tu Di, sâu như biển lớn. Chúng ta tu một chút xíu ngũ giới thập thiện liền có thể tránh được, không có đạo lý này. Cho nên, nhất định lý luận với sự tướng phải kết hợp thành một thể mới tạo nên sức mạnh to lớn. Sức mạnh này có thể tiêu nghiệp chướng, có thể thay đổi hoàn cảnh sống của chúng ta.
❤️Tâm lượng của bạn càng lớn thì phước báo của bạn sẽ càng lớn. Ngạn ngữ thường nói “lượng đại phước đại” là vô cùng có đạo lý. Người tâm lượng nhỏ thì có phước báo gì được? Nhất định phải mở rộng tâm lượng. Phật Bồ Tát có phước báo lớn, bởi vì tâm lượng của các Ngài lớn, trong Kinh thường nói là “tâm bao thái hư, lượng chu sa giới”. Phước báo lớn cho nên tai nạn như thế nào họ cũng không có. Cho nên người có tâm lượng nhỏ, mặc dù tu phước, nếu muốn tránh được tai nạn này cũng rất khó khăn. Thế nhưng tóm lại, tu vẫn tốt hơn là không tu. Đây là điều có thể khẳng định.
(HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG GIẢNG CẢM ỨNG THIÊN)
Được gắn thẻ , , , , , , , , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *