Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Chưa buông xuống (ý thế gian), dù thiện hay ác vẫn là tạo nghiệp luân hồi

Mỗi ngày, tôi niệm Phật, lễ Phật, nhiễu Phật - HT Tịnh Không
Nghiệp lực nặng, sức dẫn dắt lớn, khi lâm mạng chung Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, Ngài kéo không nỗi !
Nghe danh sanh tín tâm, phát nguyện cầu sanh Tịnh độ, “phát nguyện muốn sanh về cõi nước của ta”. Thế giới ta nghĩa là thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà, không thể không phát nguyện. Phát nguyện sanh thế giới Cực Lạc, đối với thế giới Ta bà phải buông bỏ một cách triệt để. Ở thế giới Ta bà còn một vài vấn đề, có cần làm chăng? Điều này cần phải học Chư Phật Bồ Tát. Trong kinh điển đại thừa nói với chúng ta: “Phật pháp ở thế gian, không lìa thế gian giác”. Trong Kinh A Nan Vấn Sự Phật Kiết Hung, Đức Phật dạy chúng ta: “đệ tử Phật có thể được vì việc thế gian, không thể được vì ý thế gian”, khai thị này quá hay! Đệ tử Phật có thể làm việc thế gian, nhưng không được có ý, ý là gì? Ý nghĩa là tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, có phân biệt chấp trước, đây là ý thế gian. Nếu có những thứ này, khi khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác gọi là tạo nghiệp, tạo nghiệp gì? Tạo nghiệp thiện ác. Tạo thiện nghiệp, quả báo ở ba đường lành. Tạo ác nghiệp, quả báo trong ba đường ác, không ra khỏi luân hồi lục đạo. Nghiệp lực nặng, sức dẫn dắt lớn, khi lâm mạng chung Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, Ngài kéo không nỗi, vì nghiệp lực ta quá nặng. Trong kinh này nói rất nhiều, tâm, Phật và chúng sanh, ba thứ này đều bình đẳng. Chúng sanh chính là nói nghiệp lực của chúng sanh, sức mạnh của Phật, sức mạnh của tâm, nghiệp lực của mình, nghiệp lực không thể nghĩ bàn.
Đọc Kinh Địa Tạng quý vị đều rất rõ ràng, nghiệp lực từ đâu đến? Chính là do ta có ý thế gian. Ý thế gian, chúng ta dùng một câu đơn giản để nói, ta đối với thế gian này vẫn còn phân biệt, vẫn còn chấp trước, đây là ý thế gian. Không còn chấp trước, không còn phân biệt.
👉Thấy mọi người đều là người tốt, mọi việc đều là việc lành. Làm việc tốt cũng là việc tốt, làm việc xấu cũng là việc tốt, như vậy nghĩa là hoàn toàn buông bỏ ý thế gian, tâm thanh tịnh, không còn bị cảnh giới bên ngoài làm ô nhiễm.
👉 Cảnh giới bên ngoài vừa động, tâm mình liền động, như vậy rất thiệt thòi.
Bởi vậy những giáo huấn trong kinh điển lợi ích hơn bất kỳ điều gì. Chúng ta tu hành, mục đích của Tịnh độ tông, mục đích hiện tại là gì? Tu như thế nào? Là tu tâm thanh tịnh, tu tâm bình đẳng, tu tâm giác, tức trên đề kinh này nói: “thanh tịnh, bình đẳng, giác”. Cảnh duyên bên ngoài, chúng ta nói cảnh chính là hoàn cảnh vật chất, duyên là hoàn cảnh nhân sự. Hoàn cảnh vật chất và hoàn cảnh nhân sự, từng giờ từng phút đang nhiễu loạn ý niệm chúng ta, nhiễu loạn tâm thanh tịnh. Nó khiến ta khởi tâm động niệm, bất luận là thiện niệm hay ác niệm ta đã khởi tâm động niệm. Học như thế nào để có thể trong cảnh duyên không khởi tâm không động niệm, đây gọi là công phu. Không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước, người này là ai? Người này chính là thanh tịnh bình đẳng giác. Không chấp trước tâm thanh tịnh hiện tiền, không phân biệt tâm bình đẳng hiện tiền, không khởi tâm không động niệm tâm giác hiện tiền. Chúng ta tu hành có công phu gì? Cảnh giới bên ngoài vừa động, tâm chúng ta liền chuyển động theo, như vậy là sao? Hoàn toàn không có chút công phu nào, thông thường chúng ta gọi là không giữ được bình tĩnh. Luôn bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, như vậy đâu được!
❤Chúng ta thấy có một số người tu hành rất tốt, từ đâu để nhận ra? Họ không bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển. Cảnh giới nhỏ giống như không có chuyện gì xảy ra, cảnh giới lớn đôi lúc động một chút, động một chút họ lập tức quay đầu. Đó là gì? Nó đang thử thách chúng ta. Tánh cảnh giác rất cao, sao ta lại động tâm? Sao lại bị cảnh giới chuyển? Lúc này phải sám trừ nghiệp chướng, dùng phương pháp gì để sám trừ? Niệm A Di Đà Phật sẽ sám trừ được nghiệp chướng. Bởi vậy trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, ngoài Phật A Di Đà ra không còn ý niệm nào nữa. Như vậy là thành công, đã thành tựu tịnh nghiệp. Người thành tựu tịnh nghiệp có thể vãng sanh bất kỳ lúc nào, thật sự được tự tại.‼
A DI ĐÀ PHẬT 🙏
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 222
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Hạnh Chơn
Biên tập: Minh Tâm
Thời gian: 15.12.2010
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *