Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Câu chuyện định lực của bậc thánh tăng Alahan Xá Lợi Phất, của Phật và quá trình luân hồi của một chúng sanh…trước khi trở thành bậc lợi căn để tu tập

Kinh công đứng tin Phật - Thích Chánh Lạc
Trong Kinh Phật có câu chuyện như thế này :
Có một ngày đức Phật dẫn Ngài Xá Lợi Phất đi ra bên ngoài tản bộ thì nhìn thấy một con chim ưng đang đuổi theo một chú chim bồ câu, chú chim bồ câu vô cùng hoảng hốt nên đã rớt ngay bên cạnh của Thế Tôn. Bởi vì ánh nắng chiều rọi vào người của Thế Tôn cho nên bóng của Người lúc đó che lên trên chú bồ câu, chim bồ câu lúc này cảm thấy rất là an toàn giống như được ánh từ quang chiếu đến vậy, lập tức chẳng còn sợ hãi nữa. Khi đức Phật đi qua, Ngài Xá Lợi Phất liền bước đến, khi cái bóng của Ngài Xá Lợi Phất vừa trùm lên chim bồ câu này thì nó bắt đầu run rẫy hoảng sợ. Ngài Xá lợi Phất lấy làm lạ liền hỏi Thế Tôn :
“Thưa Thế Tôn ! Vì sao Ngài có thể làm cho chú chim bồ câu này cảm thấy an toàn như vậy, còn con thì lại khiến cho nó hoảng sợ vậy?”.
Phật trả lời rằng :
“Bởi vì con chỉ mới chứng được quả vị A La Hán, tuy rằng đã đoạn được phiền não rồi nhưng mà những tập khí của tham, sân, si vẫn chưa thể đoạn hết, thế nên chú bồ câu vẫn cảm nhận được tập khí của tam độc này, vì vậy khiến cho nó sợ hãi”.
Phật lại bảo Xá Lợi Phất :
“Con hãy nhập định mà quan sát chú chim bồ câu này, xem nó đã làm kiếp bồ câu bao nhiêu lần rồi”.
Ngài Xá Lợi Phất bắt đầu nhập định, Ngài nhập rất sâu vào Định Tam Muội, sau đó quán sát chú chim bồ câu này trong 80.000 đại kiếp về trước thì phát hiện mỗi một kiếp nó đều làm chim bồ câu, đã 80.000 đại kiếp rồi mà vẫn không hề thay đổi.
Sau khi xuất định thì Ngài Xá Lợi Phất đem chuyện này thưa lại với Phật. Sau đó Phật lại bảo tiếp :
“Bây giờ con lại tiếp tục nhập định xem tương lai của chú bồ câu này sẽ như thế nào, đến khi nào thì mới thoát khỏi kiếp bồ câu”.
Ngài Xá Lợi Phất liền nhập định dể quan sát thì phát hiện 80.000 đại kiếp trong tương lai nó vẫn làm chim bồ câu. Sau khi Ngài xuất định, Ngài liền đem thắc mắc nêu ra :
“Thưa Thế Tôn ! Tại sao trong 80.000 đại kiếp quá khứ và tiếp tục trong 80.000 đại kiếp tương lai, chú chim bồ câu vẫn không thể thoát khỏi số kiếp làm chim?”.
Phật liền trả lời :
“Đó chính là vì sự ngu si của chúng sanh, sự mê hoặc điên đảo từ vô lượng kiếp đến nay, khiến cho luôn mãi chìm sâu trong trong biển khổ không có ngày ra. Bởi vì thần thông của A La Hán chỉ có thể nhìn thấy trong vòng 80.000 đại kiếp, còn xa hơn nữa thì không thể nhìn thấy, nhưng Phật thì có thể nhìn thấy tương lai dù có xa hơn hằng hà xa kiếp đi nữa. Cuối cùng thì chú chim cũng có thể thoát được kiếp bồ câu, chuyển kiếp làm người. Sau khi được làm người 500 kiếp thì nó mới từ từ trở thành một người lợi căn, tức là tìm thấy niềm vui trong Phật pháp, hoan hỷ tu học, trồng được thiện căn nên dần dần có cơ hội thoát khỏi luân hồi”.
Thật ra chúng ta cũng không nên cười chú chim này, có thể trong quá khứ vô lượng kiếp chúng ta cũng giống như vậy. Ta thấy trong Kinh, Thích Ca Mâu Ni Phật có nói rằng Ngài từ vô lượng kiếp trước đã ở trong luân hồi cũng mang kiếp chú chó màu trắng, nếu đem xương của nó chất thành đống thì còn cao hơn cả núi Tu Di. Bạn thử nghĩ xem chú chó này đã chuyển kiếp hết bao nhiêu lần rồi?
Thế nay trong đời này chúng ta gặp được Phật pháp thật sự là điều hết sức may mắn, đặc biệt là gặp được pháp môn Niệm Phật này là điều may mắn trong may mắn, đây chính là có hy vọng được độ thoát. Cho nên chúng ta cần phải trân quý cái cơ hội này, cần có tâm tha thiết ngay trong đời này quyết chí niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
Chúng ta phải biết rằng đây là con đường duy nhất mà cũng là cơ hội duy nhất của chúng ta để có thể thoát ra khỏi luân hồi lục đạo.
Trích từ Niệm Phật Đại Sự
Tâm ngu si là đối với tà chánh, thật giả, thiện ác, lợi hại đều không rõ ràng, mơ mơ hồ hồ, đó là ngu si. Thế gian này người tốt người xấu đều không phân rõ ràng, việc tốt việc xấu cũng không tường tận, luôn làm những việc điên đảo, quả báo sẽ ở đường súc sanh.
Một số vị cho rằng, đường súc sanh dường như tuổi thọ ngắn, lo gì không dễ dàng thoát khỏi đường súc sanh. Thực ra, đường súc sanh có một số loài tuổi thọ ngắn nhưng cũng có loài tuổi thọ rất dài. Cho dù tuổi thọ ngắn, họ cũng không dễ gì thoát khỏi. Súc sanh ngu si nên nó CHẤP TRƯỚC cái thân tướng đó chính là nó, sau khi CHẾT VẪN TRỞ LẠI SÚC SANH, rất khó đi đến được đường khác để thọ sanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *