Đạo Phật

Lời dạy của các bậc tổ sư

Chân thật sám hối - HT Tôn sư Thượng Trí Hạ Quảng khai thị
ẤN QUANG ĐẠI SƯ KHAI THỊ.
Tám chữ “hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ” chính là quy củ, mực thước để làm người. Nếu ai chẳng tận sức nơi tám chữ ấy chính là đã mất đi tám chữ. Tám chữ đã mất thì là loài cầm thú đội mũ mặc áo! Người tuổi còn trẻ thì cái khó chế ngự nhất là tình dục. Thế đạo hiện thời chuyên lấy việc hướng dẫn khêu gợi dâm dục làm mục đích. Các con tuy có âm đức của tổ tiên, chẳng đến nỗi sa đà lắm, nhưng cần phải dè dặt tự giữ gìn mới hòng chẳng thẹn với cha ông. Nếu chẳng dốc sức tạo lập phẩm hạnh, bị dâm dục khống chế, sau này quyết định chẳng có thành tựu, hoặc đến nỗi đoản mạng mà chết. Nay ta gởi cho các con hai bộ Lịch Sử Thống Kỷ – đây là những chuyện nhân quả báo ứng rõ ràng trích từ hai mươi bốn bộ sử ra, hai cuốn Gia Ngôn Lục – đây chính là đạo trọng yếu để học Phật, là quy củ thường hằng để tu thân, hãy nên đọc kỹ!
Câu “Nam Mô A Di Đà Phật” như đã nói chính là diệu pháp để tiêu nghiệp chướng, chuyển phàm thành thánh, nếu có thể thường niệm thì tâm địa tự nhiên mở mang, thông suốt, tri kiến tự trở về chánh lý, học hành, làm việc đều có lợi ích lớn. Huống hồ nay đang lúc thế đạo hoạn nạn, niệm Phật sẽ có thể gặp dữ hóa lành, gặp nạn trở thành chuyện may, lợi ích chẳng thể nói trọn hết, các con hãy nên hành theo Gia Ngôn Lục. Đọc Thọ Khang Bảo Giám, Thanh Niên Bảo Thân v.v… thì chẳng đến nỗi buông lung theo tình dục hoặc thủ dâm. Thiếu niên hiện thời quá nửa mắc chứng thủ dâm. Đấy thật sự là một con dao thật sắc giết hại cái thân vậy, hãy nên đau đáu răn dè! Anh các con là Đức Tấn mong mỏi các con sẽ do Phật pháp mà giữ vẹn hạnh nhà Nho, đã sớm xin Quang viết thư khuyên lơn các con. Quang sợ các con bị nhiễm theo trào lưu thời thượng, trái nghịch với Phật, uổng phí tâm ta, vô ích cho các con, nên không viết thư ngay. Nay các con đã biết tấm lòng sâu đậm của anh mình, gởi thư xin dạy dỗ, nên ta chỉ nói những điều khẩn yếu. Những điều khác hãy tự mình chịu tận lực thực hiện, lâu ngày sẽ chẳng khó gì mà dần dần biết được! Phải biết con người và trời đất cùng xưng là Tam Tài. Trời đất cao dầy ai có thể biết được; con người với tấm thân sáu thước sao lại có thể cùng trời cao đất dầy khôn lường cùng xưng [là Tam Tài] cho được? Ấy là vì con người có thể kế tục bậc thánh đời xưa, mở lối cho hàng hậu học đời sau, dự phần vào cuộc sanh thành, dưỡng dục của trời đất vậy.
Con người không thể giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành thì đã mất cái danh nghĩa con người, huống hồ kẻ chuyên ôm lòng mưu mẹo, dối trá, ỷ mạnh nuốt yếu ư? Người như thế còn thua kém sài lang, hổ, báo, rắn độc, rết dữ nữa, còn có thể gọi là người được ư? Thường nghĩ đến lời ta đừng quên thì sẽ dần dần tự có thể dự vào bậc thánh, hưởng được phước nhân từ, sống thọ. (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, Quyển Thượng, Trả lời thư cư sĩ Ninh Đức Hằng và Ninh Đức Phục)
(3) Đối với lớp hậu sinh trong hiện thời, khi chúng nó vừa hiểu chuyện đời, liền dạy chúng nó về đạo giữ tinh, hộ thân. Nếu chúng nó biết tốt – xấu, sẽ chẳng đến nỗi tự xem thủ dâm là vui, để rồi mắc các nỗi họa như bị mất tánh mạng, hoặc trở thành tàn phế, hoặc vĩnh viễn truyền lại nòi giống yếu ớt v.v… Với đứa chưa hiểu chuyện đời, chớ nên nói. Còn đứa đã hiểu chuyện đời nếu chẳng nói thì trong mười đứa hết chín đứa phạm phải tật này, đáng sợ vô cùng!
WEB ; Tayphuongcuclac. weebly.com
—————————————-
BÁT KHỔ LÀ Gì ?
( Hoà Thường Tuyên Hoá Thuyết Giảng )
Con người có đủ thứ chấp trước song không chịu xả bỏ là do bị nhốt trong chuồng Ngũ Uẩn. Vì không thoát đặng nên ở trong vòng Ngũ ấm này mà phát sinh đủ thứ chấp trước, đủ thứ phân biệt, đủ thứ vọng tưởng, không tài nào thoát khỏi sinh tử được.
Trong Phật Giáo nói về Khổ thì khi trước tôi đã nói về Tam khổ rồi; bây giờ nói về Bát khổ. Bát khổ này bao quát tám loại; thực tế không phải chỉ có tám khổ thôi, mà có vô lượng vô biên nỗi khổ.
Bát khổ là gì? Ðó là: Sinh, lão, bịnh, tử khổ, ái biệt ly khổ, Oán tăng hội khổ, Ngũ ấm xí thạnh khổ, Cầu bất đắc khổ. Tám cái khổ này làm hại con người trên thế gian nhiều lắm.
1. Sanh khổ: Con người sinh ra là đã chịu khổ nạn vô cùng rồi. Khi còn trong bụng mẹ, mẹ ăn đồ lạnh thì con cảm giác như là ở trong núi tuyết vậy; mẹ ăn đồ nóng thì con tưởng như ở trong núi lửa vậy. Rồi đủ chuyện không như ý phát sinh. Ðến lúc sinh ra thì cũng như bi ép giữa hai hòn núi vậy; nên con nít sinh ra là khóc oa oa: “Khổ quá! Khổ quá!” Ðó là vì con nít muốn than khổ nhưng không biết nói nên chỉ khóc.
Nếu con người không có thân thể thì không có cảm giác đau khổ gì cả, nhưng khi có thân thể thì có đủ thứ cảm giác thống khổ. Nên lúc sinh ra cũng giống như lúc con rùa bị rứt khỏi mu vậy. Thống khổ khó mà nhẫn nại được.
2. Tử khổ: Có sinh thì phải có chết. Lúc chết thì Tứ Ðại phân tán, bị gió nghiệp thổi đi. Ðau khổ đó thật khó mà diễn bày được.
3. Bịnh khổ: Thân thể con người do đất, nước, gió, lửa giả hợp mà thành. Nếu lửa nhiều thì nước ít, nếu gió nhiều thì đất ít, nếu nước nhiều thì lửa ít. Tứ Ðại không điều hợp, không quân bình thì tự nhiên sinh bịnh; có bịnh thì có đau đớn.
Con người mà đầu đau, chân nhức hoặc là tay, lưng, tỳ, vị, thận,… sanh bịnh đều có nguyên nhân của nó. Nếu kẻ nào mà hiếu sắc thì thận dễ bị bịnh; kẻ tham tài thì tim dễ bịnh, kẻ thích nóng giận thì gan rất dễ bịnh, kẻ nào buồn phiền thì phổi dễ sinh bịnh, kẻ nào lòng chứa oán ghét thì tỳ dễ sinh bịnh. Tâm, can, tỳ, phế, thận có bịnh đều do hận, oán, não, nộ, phiền sinh ra. Người có tâm sân hận thì hại trái tim, người có tâm oán nặng thì hại tỳ, người có lòng buồn rầu lo lắng thì hại phổi, người có lòng nóng giận nhiều thì hại gan, người có lòng phiền nhiều thì hại thận. Nên Bốn Ðại không điều hợp thì do hận, oán, não, nộ, phiền, và thất tình tác quái. Nếu vui nhiều quá, oán hận nhiều quá, buồn bã rầu rĩ nhiều quá, sợ hãi nhiều quá, hoặc là dục vọng nhiều quá đều làm cho Tứ Ðại không điều hợp, sinh ra đủ thứ bịnh hoạn. Có bịnh thì rất dễ già, nên sau khi bịnh rồi thì tới lão.
4. Lão khổ: Khi già thì mắt hoa, tai điếc, răng rụng, chân run, thân thể đứng không vững nữa.
Sinh, lão, bịnh, tử, là bốn thứ khổ làm cho con người không tự tại, phát sinh ra đủ thứ phiền não.
5. ái biệt ly khổ: Vì sao mình làm người? Bởi vì mình có ái, có yêu nên mới tới thế giới Ngũ Trược này. Nếu yêu đương mà ít thì mình không sinh vào thế giới này đâu, mà sẽ sinh về Cực Lạc Thế Giới, Lưu Ly Thế Giới, hoặc những thế giới khác.
Cổ nhân nói rằng: “ái bất trọng bất sanh Ta Bà, Nghiệp bất không bất sanh Cực Lạc.” (ái tình không nặng đâu sinh Ta Bà, Nghiệp chướng chẳng hết sao về Cực Lạc?) Nghiệp hết, tình không, thì thành Phật; nghiệp nặng, tình nhiều, tức là phàm phu. Kẻ phàm phu thì bị tình ái làm mê loạn, không phá thủng nổi lưới tình, lại cho rằng ái tình là cao quý nhất. Người đời cho rằng ái tình trai gái là chuyện hết sức quý giá. Kỳ thật, ái càng nặng thì tình càng thâm, càng hãm mình vào vòng ngu si mê muội. Có kẻ biết là bẫy rập nhưng rồi cũng chui vào lưới tình. Con trai, con gái khi trưởng thành rồi thì chỉ nghĩ tới chuyện mau mau mà kết hôn. Thật là quen đường cũ quá rồi! “ái” là thứ tình cảm quyến luyến. Có người thì yêu tiền, có người thì yêu sắc. Tiền tài là vật ở ngoài thân, sắc đẹp thì cảm nhận ở trong lòng. Tình cảm quyến luyến cũng là do yêu thương mà ra.
Tinh thần đau khổ thì tâm không tự tại, đủ thứ khó chịu là cũng vì có ái tình này. ái biệt ly khổ là cái khổ chia ly khi hai người đang thương yêu nhau. Hai kẻ yêu nhau như keo sơn, như cá với nước, thì đột nhiên có chuyện xảy ra khiến họ bất đắc dĩ phải chia tay. Họ lâm vào tình cảnh thật khó ly biệt, khó chia tay; còn có nỗi khổ nào bằng không dễ khống chế được, cho nên gọi là ái biệt ly khổ.
6. Oán tăng hội khổ: Khi mình gặp mặt nói chuyện với người có nhân duyên thì cảm thấy rất dung hợp, làm việc với nhau rất dễ dàng, không có xung đột. Nhưng có những người khi mình mới gặp mặt thì cảm thấy không có nhân duyên, muốn ghét họ liền, nên mới tìm cách tránh mặt đối phương, tìm chỗ khác để đi. Nào ngờ tới chỗ khác cũng lại gặp kẻ đó! Mình càng ghét họ bao nhiêu thì càng đối đầu với họ bấy nhiêu. Ðó cũng là một nỗi khổ.
7. Cầu bất đắc khổ: Có mong cầu là bởi có lòng tham. Tham mà không thỏa thì sinh phiền não, cho nên đó cũng là khổ. Cầu danh, cầu lợi, cầu tiền, cầu sắc mà không được thì khổ, vì chẳng thỏa mãn tâm nguyện mình muốn.
Cầu mà được cũng chưa kể là sung sướng. Thí dụ như khi chưa kiếm được tiền thì sợ là không kiếm được; khi kiếm được thì lại sợ sẽ mất đi, cho nên ngày đêm đề phòng. Bởi vậy, cầu được đã là khổ, mà cầu chẳng được lại càng khổ hơn! Do đó đối với việc khác, cứ theo đây mà suy ra. Chưa có thì sợ không kiếm được, có rồi thì lại sợ mất. Ðó đều là trạng thái lòng không bình thản, không tự tại, không an lạc.
8. Ngũ ấm xí thạnh khổ: Ngũ ấợm tức là sắc, thọ, tưởng, hành và thức; cũng gọi là Ngũ Uẩn. Nó là thứ rất khó hàng phục, rất khó có thể thấy nó là không. Ngũ ấợm này phừng phừng phát hiện giống như lửa vậy, thiêu đốt tâm thần của mình, làm mình thống khổ vô vàn. Nếu mình có pháp An tâm, pháp An thân thì tám cái khổ này chẳng thể động chạm tới mình đặng; nên nói:
“Lão Tăng tự hữu An thân pháp,
Bát Khổ giao tiên dã vô phòng.”
Dịch là:
“Sư già vốn có phép An thân,
Tám khổ chằng chịt chẳng nhằm gì.”
Tuyên Hóa Thượng Nhân
Web Tham Khảo Thêm
Chiase-phatphap.blogspot. com
Mixcloud. Com/quantheambotat
Kinhlangnghiem.wordpress. com Biết HY SINH”. ᭄ꦿ᭄ꦿ
Một ngày nào đó bạn cũng nhận ra rằng hạnh phúc không chỉ có cơm ngon và áo đẹp, hạnh phúc cũng không chỉ bao gồm những thỏa mãn về vật chất cũng như tinh thần như bao người vẫn nghĩ, có 1 hạnh phúc khác rất đơn sơ và giản dị nhưng thật ấm áp và đáng trân trọng đó là thứ hạnh phúc mang tên……………”biết HY SINH”
______//____//______
Hiện đời làm thiện, làm ác; hiện đời được phước, mắc họa thì gọi là “hiện báo”. Đời này làm thiện, làm ác, đời sau được phước, mắc họa, gọi là “sanh báo”. Đời này làm thiện, làm ác, đến đời thứ ba, hoặc đời thứ tư, hoặc mười, trăm, vạn đời sau, hoặc đến vô lượng vô biên kiếp sau mới hưởng phước, mắc họa, thì gọi là “hậu báo”. Hậu báo sớm, chậm bất định. Phàm những nghiệp đã tạo, tuyệt đối không có nghiệp nào lại chẳng có báo.
_____//_____//_____
****************
Bản chất chúng sanh, dù loài nào cũng đều ham sống sợ chết. Người tự tử cũng là người ham sống, họ tìm đến cái chết để tránh cuộc sống hiện tại quá đau khổ, tuyệt vọng. Giết hại chúng sanh tức là gây cho chúng sanh một sự đau đớn về thân xác và một sự tuyệt vọng khi lòng ham sống bị xâm phạm. Hơn nữa cái chết của chúng sanh luôn đồng nghĩa với sự biệt ly thân quyến. Một người cha mất đi có nghĩa là vợ con ở lại rơi vào cảnh túng quẫn nghèo đói. Một người mẹ mất đi cũng có nghĩa là những đứa con còn lại sắp phải chịu cảnh bơ vơ, không có bàn tay dịu dàng chăm sóc của mẹ.
Giết vài con vật nhỏ đưa đến quả báo đứt tay trầy chân hoặc bệnh hoạn vài trận. Giết thú lớn đưa đến quả báo tai nạn và bệnh nặng nề hơn. Còn giết rất nhiều thú vật mỗi ngày để kinh doanh thì không tránh khỏi quả báo địa ngục.
Những kẻ quen tay giết hại thú vật nhỏ sẽ dễ dàng giết hại thú vật lớn, và kẻ quen tay giết hại thú vật lớn sẽ dễ dàng giết hại con người. Thế nên để ngăn chặn nghiệp giết hại con người từ ban đầu, chúng ta phải dè dặt đừng xâm hại tính mạng từng sinh vật nhỏ. Những nghiệp thân khẩu ý hàng ngày dù ít hay nhiều đều trở thành bất thiện nghiệp và chất chứa dần theo năm tháng. Nếu không có những thiện nghiệp lớn lao để hóa giải, chắc chắn bỏ thân này, chúng ta sẽ đi về một đời sống thấp kém khổ sở hơn .
——————-
Vì sao bạn khởi phiền não?
Bởi vì lòng tham lam của bạn chưa ngừng. Bạn chưa buông xả. Rằng: Chốn nào cũng gai góc, nơi nào cũng đụng tường. (Gai góc là ví dụ cho phiền não. Có phiền não thì có chướng ngại, giống như ta đi đụng vào tường vậy). Khi bạn không còn bốn tướng (bốn sự chấp trước vào quan niệm về cái tôi, về người khác, về chúng sinh và về thọ mạng) thì ai chịu đau khổ? Nếu người đau khổ chẳng tồn tại thì phiền não từ đâu mà sinh Ra Chứ ?
☛. Kẻ ngu chẳng biết nhân quả lợi hại ra sao nên cứ tùy tiện làm bậy. Thậm chí, y không tin có nhân quả, và còn hủy báng nhân quả. Người có trí huệ thì biết sự lợi hại của luật nhân quả, cho nên sợ làm việc sai trái trong vòng nhân quả. Bất luận làm việc gì, mình cũng nên suy nghĩ ba lần rồi hãy làm.
—-/——
Người đời nay cũng không biết được chuyện tiền nhân hậu quả. Giống như người mù cỡi ngựa đui đi trật đường, mà tự mình cũng chẳng hay biết. Họ còn cho rằng, gia đình, quyến thuộc là chỗ ân ái thân thiết. Do đó, họ không thể nhìn thủng để buông xả. Thật ra, thế giới này là chỗ đau khổ vô cùng.
Người học Phật nên tin vào nhân quả, vì nhân quả thì không sai một mảy may. Không nên lầm lẫn trong quá trình gieo nhân, gặt quả; cũng không nên hủy báng rằng, chẳng có nhân quả. Mình nên hiểu: Nhân quả là định luật ngàn đời bất biến.
Chấp trước nghĩa là gì? Tức không tin vào nhân quả nên mới sinh lòng chấp trước sâu dày. Thứ chấp trước này đưa tới việc hủy báng. Cho rằng, chẳng có lý nhân quả. Do vậy người Phật tử phải nhận diện rõ lý nhân quả. Vì sao cần tin sâu nhân quả? Không tin nhân quả, quý vị khó làm người Phật tử. Và không đọc tụng kinh điển Đại thừa, thì sẽ không khai trí huệ.
Bồ Tát sợ nhân không sợ quả, phàm phu sợ quả không sợ nhân. Khi Bồ Tát còn trong lúc trồng nhân thì ngài vô cùng cẩn thận, một chút cũng chẳng làm càn. Ðến lúc quả báo tới thì ngài không sợ hãi. Nhưng kẻ phàm phu thì bình thường lúc gieo nhân chẳng sợ gì cả. Sát sinh, trộm cắp, dâm loạn, dối trá, rượu chè, cờ bạc, hút sách ma túy. Những thứ ấy bạn dám nghĩ dám làm, đến lúc thọ quả báo thì mới than khổ không thôi.
Nếu biết nghiệp theo ta như hình với bóng .ThÌ ta đừng tạo nghiệp nữa ,hãy trở về với tâm không của mình .Tâm không dính mắc 6 trần như như ,tự tại giải thoát, sanh tử lợi ích chúng sanh .
Muốn thành Phật thì phải học Phật Pháp.
Thứ mình xứng đáng có, thì mình sẽ được nó. Thứ mà mình không xứng đáng có thì mình chớ vọng tham cầu. Mình phải giữ cương vị, gắng tròn trách nhiệm của mình mà không nên ích kỷ, không nên tự lợi hay nói dối. Làm vậy thì thế giới mới hòa bình, dù quý vị không muốn nó thái bình, nó cũng thái bình, không muốn nó bình an, nó cũng bình an. Vậy tại sao thế giới bây giờ không được bình an, không có thái bình? Vì ai ai cũng hướng ngoại truy cầu, không biết hồi quang phản chiếu để tìm giải đáp nơi chính mình.
Là người, ai cũng phải trải qua bốn cái khổ lớn: sanh lão, bịnh, tử. Bất kỳ người nào cũng không thoát khỏi bốn thứ thống khổ này. Trừ khi quý vị tu Ðạo, liễu sanh thoát tử mà thôi.
•. Người đời cả ngày cạnh tranh phấn đấu không ngoài chuyện tiền tài, cơm ăn, áo mặc, chỗ ở, và danh lợi.
Ai cũng bị năm thứ ấy làm cho điên đảo; từ sáng tới tối chẳng có thời gian nghỉ ngơi. Nếu có lúc không tới sở làm việc thì ở nhà lại coi TV, xem xi nê, chơi máy vi tính, đi du ngoạn. Có đủ thứ chuyện khiến người ta lúc nào cũng bị bận rộn.
Có người, một ngày không nói thị phi thì giống như một ngày chẳng thể sống. Một ngày không khởi vọng tưởng thì một ngày bứt rứt, như không ăn cơm vậy. Từ sáng đến tối, họ chỉ sống nhờ, nói thị phi, vọng tưởng
lung tung. Quý vị thấy có kỳ lạ chăng? Ðây là điều khiến cho mình thật khó hiểu nổi.
• Thế giới này là thế giới của tiền giấy: Chỉ vì tham tờ giấy lộn này mà người ta quên lãng nhân nghĩa đạo đức. Họ cho rằng đồng tiền là thật. Quý vị nghĩ như vậy có ngu si chăng?
Sống trên đời, quý vị nên phải hết sức cẩn thận trong mỗi hành vi, cử chỉ của mình mà gắng giữ gìn quy củ. Vì một khi trồng nhân sai lầm (sai nhân quả), quý vị sẽ hối hận vô cùng.
Bởi vì có lòng dâm dục nên mới phát sinh ra biết bao chuyện ác trên đời. Nếu quý vị có thể làm những việc lành, tức tự mình thanh tịnh hết tất cả. Và khi không có hành vi dâm loạn thì đó là chúng thiện phụng hành.
Nếu có trí thì quý vị như mặt trời. Có huệ thì quý vị như mặt trăng.
Phàm như ưa nổi nóng, đa số là người ngu si, vô minh nặng nề không hàm dưỡng công phu.
Nếu nói động vật là loài được sắp đặt sẵn cho con người ăn. Vậy con người là loài được sắp đặt sẵn cho ai ăn?
Mỗi lời nói mỗi hành động của chúng sanh trong cõi Ta Bà này đều là tham, đều là sân, đều là si. Trong phạm vi pháp thế gian, họ dùng tham, sân, si để tu hành. Ðến pháp xuất thế, họ cũng dựa vào tham, sân, si mà tu hành. Nào là tham khai ngộ: ngồi thiền hai ngày rưỡi là đã muốn khai ngộ, tu hai ngày rưỡi là muốn thần thông, niệm Phật mới hai ngày rưỡi là muốn đắc niệm Phật tam muội. Quý vị xem, tâm tham lam lớn như vậy, đều là do con quỷ tham lam biểu hiện ra đó thôi!
*Sợ chết thì phải làm sao?
Chúng ta ở thế giới Ta Bà này có sanh thì ắt sẽ có tử, nếu quý vị sợ chết thì phải cố gắng niệm Phật cầu sanh Tây Phương, sanh đến Tây Phương rồi thì vĩnh viễn xa rời sáu đường luân hồi, khỏi chịu cái khổ sanh tử, đó mới là an lạc thật sự. Khi chưa thoát khỏi sanh tử thì tất cả chuyện sống chết của quý vị đều nằm trong tay Diêm Vương, vậy bản lĩnh của quý vị ở đâu? Thế anh vui vẻ cái gì? Cứ coi như giàu sang thì sao nào? Diêm Vương mà sợ quý vị sao? Có kẻ giàu sang nào mà có thể thoát khỏi tay Diêm Vương chứ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *