Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh

Vãng Sanh
Trong cuộc đời này, tôi đã gặp mấy người niệm Phật vãng sanh, biểu diễn, thị hiện cho chúng ta thấy: Chẳng ngã bệnh, biết trước lúc mất, đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh. Khoảng bốn mươi năm trước đây, Phật Quang Sơn thành lập học viện Đông Phương Phật Giáo, pháp sư Tinh Vân mời tôi làm chủ nhiệm giáo vụ, tôi ở trên núi ấy mười tháng. Trong thời gian ấy, nghe một công nhân dài hạn [kể chuyện]. Phật Quang Sơn công trình rất nhiều, suốt năm chẳng nghỉ ngơi, không ngừng xây cất, cho nên công nhân ở đó cũng làm việc cho Phật Quang Sơn nhiều năm. Buổi tối, tôi hướng dẫn một vài người học trò thảo luận Phật pháp, người công nhân ấy cũng tham dự, nói với chúng tôi: Năm ngoái, một bà cụ hàng xóm của ông ta niệm Phật, đứng vãng sanh. Ông ta bảo: “Thật đấy, chẳng giả tí nào!” Hôm ấy, chúng tôi nghe ông ta kể chuyện, hết sức hứng thú.
Bà cụ ấy tâm địa hết sức tốt, hết sức từ bi, cũng chẳng hiểu Phật pháp, đâm ra coi lạy thần như lạy Bồ Tát, ông Địa cũng là Bồ Tát, Thành Hoàng cũng là Bồ Tát, những loại Vương Gia Công[5] mà dân gian thờ cúng, cụ đều nghĩ là Bồ Tát. Ba năm trước, cụ cưới dâu, con dâu học Phật, hiểu Phật pháp, liền khuyên mẹ chồng chuyên niệm A Di Đà Phật, chuyên lạy Tây Phương Tam Thánh, những vị thần khác đều thỉnh đi, Bồ Tát đều thỉnh đi. Bà mẹ chồng này hiếm có, nghe lời con dâu khuyên bảo, thật sự làm, chỗ nào cũng không tới; bình thường hễ miếu nào có lễ hội đều tham gia, cụ không đi nữa, ở nhà niệm Phật, trong nhà lập Phật đường, [tụng niệm] ba năm. Đến một tối nọ, đến bữa cơm tối, cụ dặn dò con trai, con dâu; con trai, con dâu vô cùng hiếu thuận, cụ bảo: “Các con dùng cơm trước, mẹ đi tắm”. Thật ra, cả nhà đợi cụ, đợi thật lâu chẳng thấy cụ ra. Tới phòng tắm, coi cụ đã tắm xong chưa, gọi chẳng thấy ai trả lời. Tới Phật đường, thấy cụ mặc áo tràng chỉnh tề, tay cầm chuỗi, đứng trước tượng Phật, gọi chẳng thấy cụ trả lời, tới nhìn kỹ, cụ đã vãng sanh rồi. Hàng xóm đều đến xem, cụ đứng mất! Chúng tôi nghĩ: Có lẽ cụ chẳng báo cho người nhà biết; cho người nhà biết, sợ họ sẽ ngăn trở, cụ chẳng thể tự tại dường ấy. Đúng là tự tại, tiêu sái ra đi, chính mắt ông ta trông thấy, chẳng giả. Vị công nhân dài hạn ấy đã giảng cho chúng tôi nghe một bài học do chính mắt ông ta thấy.
– HT. Tịnh Không, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (VLT 11), tập 2.
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *