Trong quá trình học tập, điều quan trọng nhất đó là kinh giáo. Phật, Bồ Tát không trú thế nữa, kinh điển vẫn còn ở thế gian. Kinh giáo chính là trí tuệ, thần thông, đạo lực của Phật, Bồ Tát lưu lại trên thế gian này. Học tập kinh giáo chính là cách thân cận Phật, Bồ Tát đúng đắn, lời của cổ đức không sai tí nào.
Nơi kinh giáo tồn tại tức là nơi có Phật.
Phật dạy chúng ta tu tịnh nghiệp, niệm Phật là tịnh nghiệp, tịnh nghiệp đầu tiên trong tịnh nghiệp. Phật A Di Đà Tam thiện đạo không có nữa, không tương ưng với tam thiện đạo, cũng không tương ưng với tam ác đạo, nó tương ưng với chỗ nào? Tương ưng với thế giới Cực lạc, tương ưng với Phật A Di Đà, quí vị xem thù thắng biết bao. Cho nên, nhớ Phật niệm Phật, hiện tại, tương lai nhất định thấy Phật.
Bồ Tát trong mười phương cõi nước của tất cả chư Phật ba đời; Nhị thừa, trời, người, có ai là không muốn thấy Phật A Di Đà? Không thấy được, người niệm Phật có thể thấy được, chỉ cần quí vị thật niệm, thực sự khống chế được phiền não. Niệm Phật mà không chế ngự được phiền não thì chỉ kết thiện duyên, trồng thiện căn với Tịnh Tông, đời này không thể thành tựu, việc thành tựu chỉ có trong kiếp sau, đời sau. Nếu quí vị hỏi kiếp nào mới thành tựu? Kiếp nào danh hiệu Phật có thể khống chế phiền não, kiếp đó sẽ thành tựu. Hiện tại quí vị khống chế được, thì hiện tại quí vị thành tựu. Hiện tại không thể khống chế được thì kiếp sau, đời sau, vậy thì phải chịu vô lượng vô biên khổ nạn.
Kiếp này nhân duyên thù thắng gặp được Tịnh Tông, gặp được nhân duyên tốt đẹp như thế, thì nên kiên trì buông bỏ tình chấp, dùng câu danh hiệu Phật để chế ngự ý niệm, việc vãng sinh của quí vị có thể thành tựu, công phu học tập của quí vị mới có hiệu lực. Trong quá trình học tập, điều quan trọng nhất đó là kinh giáo. Phật, Bồ Tát không trú thế nữa, kinh điển vẫn còn ở thế gian. Kinh giáo chính là trí tuệ, thần thông, đạo lực của Phật, Bồ Tát lưu lại trên thế gian này. Học tập kinh giáo chính là cách thân cận Phật, Bồ Tát đúng đắn, lời của cổ đức không sai tí nào. Nơi kinh giáo tồn tại tức là nơi có Phật. Câu này được nói trong kinh Phật, Phật ở đâu? Nơi nào có kinh điển thì nơi đó có Phật. Quí vị mở kinh quyển ra là quí vị có thể tiếp xúc với Phật. Nếu như chúng ta không chăm chỉ học kinh điển, chỉ học những nghi thức, nghi thức là những thứ bên ngoài, cái đó không có tác dụng gì. Bản thân không không được lợi ích, ngược lại còn sản sanh tác dụng phụ, tác dụng phụ thế nào? Làm cho xã hội đại chúng nhìn thấy chúng ta mê tín. Xã hội đại chúng phê phán Phật giáo là do chúng ta gây nên. Chúng ta trở thành những tội đồ của Phật giáo. Người phê phán có tội hay không? Người phê bình tội ít, tội lỗi của chúng ta mới nặng, bởi vì chúng ta gây ra nên họ mới phê phán. Nếu chúng ta làm đúng, họ sẽ tán thán, chúng ta làm không đúng, họ phê phán, chính tội lỗi này đáng phải đọa vào địa ngục vô gián. Chúng ta mới hiểu được sự nghiêm trọng vấn đề. Quí vị xem trong kinh điển Đại Thừa, kinh điển Đại, Tiểu thừa đều vậy, có vị Phật nào không giảng kinh, thuyết pháp? Có vị Bồ Tát nào không giảng kinh thuyết pháp? Tất cả đều không mệt nhọc hay nghỉ ngơi, giảng kinh thuyết pháp có nghỉ ngơi, đó là A la hán, Bích Chi Phật. Họ và Bồ Tát không giống nhau. Tâm Bồ Tát là bình đẳng, A La Hán, Bích Chi Phật có tâm thanh tịnh, không có tâm bình đẳng. Thuyết pháp cho mọi người phải là lúc thích thú. Khi họ thích quí vị thì họ sẽ nói cho quí vị, không thích quí vị họ không nói cho quí vị. Vậy là có sự phân biệt.
Bồ Tát không phân biệt, quí vị thỉnh họ nói là ngài nói, quí vị không thỉnh họ nói, họ vẫn nói. Bồ Tát làm người bạn không mời của chúng sanh. Quí vị không mời họ, họ sẽ tự đến, lúc nào họ đến? Họ có thể quan sát, họ biết quí vị đời đời kiếp kiếp, biết khi nào duyên quí vị chín muồi họ sẽ đến. Duyên nghĩa là gì? Quí vị có thể nghe hiểu, quí vị nghe xong sẽ hoan hỉ, sẽ không phản ứng, như thế gọi là có duyên. Như thế mới cảm động được chư Phật Bồ TÁT đến. Nếu quí vị bài xích, quí vị cự tuyệt, không chịu y giáo phụng hành, Phật, Bồ Tát không đến. Họ chắc chắn sẽ không giúp quí vị tạo nghiệp. Bồ Tát chỉ giúp quí vị tích luỹ công đức. Vấn đề này chúng ta phải nên biết, phải nên học tập.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 443 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
Nguồn facebook: Liên Hoa Sanh