Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Đối với tất cả chúng sanh, thâm khởi từ tâm, trừ ý tàn hại

A Mi Đà Phật tỏa hào quang
“Đối với tất cả chúng sanh, thâm khởi từ tâm, trừ ý tàn hại”. Đây là sanh khởi tâm lân mẫn đối với tất cả chúng sanh, tuyệt đối không có ý niệm tổn hại chúng. Họ tạo ra rất nhiều tội nghiệt, làm việc sai trái, cũng không để trong lòng. Vì sao vậy?
Vì họ có nhân quả của họ, nghiệp người nào tạo thì người đó tự gánh chịu, họ phải thọ báo. Chúng ta trách cứ họ, theo lương tâm thì không thể, hà tất phải như thế!
Trong pháp thế gian, người học luân lý đạo đức sẽ biết, chịu điều gì? Chịu sự trách cứ của lương tâm, đó là hiện báo của họ, đời sau có báo chăng? Đương nhiên có. Nợ mạng phải trả bằng mạng, nợ tiền phải trả tiền. Thật sự thấu triệt thông đạt sự thật và chân tướng của nhân quả báo ứng, không giám ức hiếp người khác, không dám chiếm lợi ích của người khác, vì sao vậy? Không chiếm được lợi ích, nếu chiếm được Phật cũng chiếm, không chiếm được. Bây giờ chiếm được thì đời sau phải trả, đời này ta thiệt thòi, thiệt thòi thì đời sau người ta phải trả cho mình, vì thế không có thiệt thòi gỉ cả. Ta có chịu thiệt đâu? Sẽ trả lại cho quý vị, còn trả thêm cả lợi nhuận. Bởi thế không được có tâm hại người, đến tâm hại người cũng không được có, sao có thể có hành vi!
Cho nên con người không thể không tiếp thu giáo dục, vì sao vậy? Vì không tiếp thu giáo dục, họ không biết được những chân tướng sự thật này, nên họ dám tạo. Đến khi báo ứng hiện tiền, hối hận cũng không kịp, không còn cách nào khác. Nhất định phải chịu hết ác báo, mới có thể rời xa ác đạo, lại được thân người. Được thân người nhưng vẫn còn tập khí của ác đạo, lúc đó nếu không gặp được giáo huấn của thánh hiền, rất dễ bị hoàn cảnh bất thiện bên ngoài ô nhiễm. Ô nhiễm họ lại tạo tội, lại tạo nghiệp sát đạo dâm vọng. Tạo những nghiệp này, lại đọa địa ngục, thật đáng thương! Nhìn thấy hiện tượng này, ý niệm tàn hại đó, ý niệm muốn trừng phạt, trách cứ họ từ nhiên không còn, tâm lân mẫn liền sanh khởi. Vì sao vậy? Vì trong kinh điển đại thừa nói rất rõ ràng: “phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”. Đời người giống như giấc mộng vậy, nhưng quý vị tạo tác thiện hay bất thiện đều có quả báo, quả báo đó cũng là giấc mộng, trong lục đạo toàn là giấc mộng, không có gì là thật. Chỉ có Bồ Tát biết, lục đạo phàm phu đều không biết. Không những con người không biết, mà trời dục giới cũng không biết, trời dục giới, trời vô sắc giới cũng không biết. Người tiếp thu giáo huấn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni biết, tiếp thu giáo huấn của Thế Tôn, chính là giáo huấn kinh điển của Phật. Quan trọng nhất là y giáo phụng hành, như vậy mới thật sự đạt được lợi ích. Nếu không thể y giáo phụng hành, chỉ trồng chút thiện căn của Phật vào A lại da thức mà thôi. Chỉ trồng thiện căn, không đạt được lợi ích thật sự.
Chúng ta thường nói, tiếp thu giáo dục luân lý đạo đức, con người rất ngại làm việc xấu. Biết rằng khởi một niệm ác, làm một việc xấu cũng rất khó xử, cảm thấy xấu hổ, cho nên ngại làm việc xấu ác. Hiểu về nhân quả báo ứng, không dám làm ác. Thật sự hiểu thấu về thập thiện nghiệp đạo, buông bỏ ý niệm ác không để sanh khởi. Không những buông bỏ ác niệm, mà thiện niệm cũng buông bỏ, buông bỏ tất cả thiện ác niệm, nếu thấu triệt thập thiện nghiệp đạo. Vì sao vậy? Vì buông bỏ nhị biên là cái thiện chân thật, có thể vượt thoát lục đạo. Nếu dừng ác tu thiện, không thể rời khỏi ba đường lành, vì sao vậy? Vì tu thiện nghiệp, ba đường lành là quả báo của chúng ta, ta không ra khỏi được. Nếu không tu thiện chỉ chuyên tạo ác, thì ba đường ác là nơi thọ báo của chúng ta, không thể ra khỏi luân hồi, ra khỏi luân hồi phải buông bỏ thiện ác nhị biên. Đoạn ác không chấp trước tướng đoạn ác, tu thiện không chấp tướng tu thiện. Tu thiện đoạn ác đều phải thực hiện, nhưng đừng chấp tướng, tâm thanh tịnh liền hiện tiền, tâm thanh tịnh liền vượt thoát luân hồi lục đạo. Ác là ô nhiễm, thiện cũng là ô nhiễm, thiện ác đều là ô nhiễm, không thanh tịnh, gọi là uế độ. Trong Tịnh độ không có thiện ác, nghĩa là trong tứ thánh pháp giới không có thiện ác, cần phải hiểu điều này. Không chấp tướng, làm việc tốt gì cũng không chấp tướng, mới là việc tốt thật sự. Hiện nay trong nhà Phật, làm việc tốt còn để lại tên. Tôi thấy rất nhiều chùa, xây chùa đều khắc tên người cúng lên bảng, người nào cúng bao nhiêu, đó là gì? Là chấp tướng, đúng là đã làm việc tốt, nhưng họ chấp tướng. Chấp tướng, quả báo của họ trong ba đường lành, không ra khỏi luân hồi lục đạo, vãng sanh cũng có chướng ngại.
Tịnh tông là pháp môn của đại thừa, pháp môn đại thừa vẫn làm những việc tốt này, nhưng niệm niệm vẫn biết ta làm được bao nhiêu việc tốt, điều này là chướng ngại cho việc vãng sanh của chúng ta, vì sao vậy? Thiện đó phải báo, thế giới Cực Lạc không có báo này, phải thọ báo trong ba đường lành. Cho nên mười niệm này của Bồ Tát Di Lặc, chúng ta học xong rất có lợi ích.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – TẬP 211
PS TỊNH KHÔNG
Được gắn thẻ , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *