Học Phật cần học bổn phận của Phật pháp, Khổng lão phu tử nói: “Quân tử vụ bổn, bổn lập nhi đạo sinh”. Bổn phận của người xuất gia là tu hành, thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh, đó là căn bản của người xuất gia. Từ xưa đến nay, Phật môn chúng ta không xây Phật Học viện. Ngày nay có rất nhiều Phật Học viện, nhưng không đào tạo được nhân tài; trước đây không có Phật Học viện, nhân tài bối xuất! Nhân tài không phải từ Phật Học viện mà đào tạo ra, vậy từ đâu mà đến? Bản thân anh ta ngộ ra. Bản thân anh ta tu hành, trước đoạn phiền não, sau học Pháp môn.
Phương pháp cổ đức bồi dưỡng nhân tài so với chúng ta ngày nay không giống, nhân tài là do giáo viên tuyển lựa từ trong các học trò của mình. Phương pháp giảng dạy phổ biến là dạy bạn làm sao đoạn trừ phiền não. Phiền não thật sự đã đoạn trừ rồi, đoạn trừ tương đối hiệu quả rồi, sư phụ mới chọn ra và bạn có thể học Pháp môn rồi; nếu phiền não tập khí vẫn còn nặng thì bạn nay vẫn không thể học được. Tại sao vậy? Không phải là pháp khí! Không phải vì thầy có lòng thiên vị. (dẫn từ “A-di-đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa”)
Tận phận, tận bổn phận của bản thân mình. Bổn phận chính là tận chức. Tôi ngày nay ở thế gian này, thân phận tôi là gì, tôi có địa vị gì, tôi làm ngành nghề nào, tôi phải toàn tâm toàn lực với nghề ấy, tận hết bổn phận của mình. Làm tốt bổn phận của mình là gì? Là đem thành tích đạt được cống hiến cho xã hội, cúng dường tất cả chúng sanh, không vì bản thân mà mưu cầu danh lợi. Tôi phục vụ tất cả chúng sanh, tôi phải làm nên thành tích, “Mọi người vì mình, mình vì mọi người”. Tôi lấy gì để vì mọi người? Cả đời tôi chọn ngành nghề của Phật Thích-ca-mâu-ni, dạy học văn hóa đa nguyên, tôi dùng nó để báo đáp xã hội, cúng dường chúng sanh, tận hết bổn phận của mình. Tôi không giảng kinh, không dạy học, thì tôi dành thời gian đọc sách của mình; nếu tôi hoang phế học nghiệp của mình, chính là tôi không làm tròn hết bổn phận. Mỗi một người trên cương vị của bản thân, công việc của bản thân, cần tận hết bổn phận của mình, cống hiến cho xã hội, cúng dường chúng sanh, “Đôn Luân Tận Phận”. (dẫn từ “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh”)
“Phận” là bổn phận. Chúng ta cần làm tròn trách nhiệm của bản thân mình. Chúng ta lấy một ví dụ, cả đời này tôi chọn nghề xuất gia. Tại sao lại chọn nghề này? Tôi hiểu nghề này, tôi hứng thú với nghề, rất ham thích. Nghề này trong Phật pháp mà nói, gọi là Gia nghiệp Như Lai. Nghề này làm gì? Trong kinh có nói: hoằng pháp là gia vụ, độ sanh là sự nghiệp. Hay nói cách khác, tôi chọn nghề này, bổn phận của tôi là hoằng pháp độ sanh. Hoằng pháp là tuyên dương giáo nghĩa của Phật, đem giáo huấn thù thắng mà đức Phật giáo hóa chúng sanh để dạy dỗ, tận tâm tận lực giới thiệu đến với quảng đại quần chúng trong xã hội, giúp đỡ những người ấy nhận thức Phật pháp, hiểu được chân tướng vũ trụ nhân sinh, thật sự làm được việc tận tâm với chức nghiệp của mình, đó chính là “Đôn Luân Tận Phận”. (dẫn từ “Loạt Bài Làm Thế Nào Cứu Vãn Phong Khí Xã Hội”)
Tôi với thân phận là người xuất gia, tôi làm tận trách nhiệm của mình là giảng kinh dạy học. Nay tuổi tác đã cao, giảng kinh và không còn dạy học nữa, tôi cần làm việc của bản thân mình, thăng hoa vào cảnh giới vãng sanh là đại sự, những việc khác tôi không làm nữa. Trong sự nghiệp hòa bình an định xã hội trên trường quốc tế tôi chỉ làm có một lần, vào tháng giêng chúng tôi đến Nhật Bản mở hội này, sau đó tôi đều không tham gia, công việc của tôi chính là ở trong phòng thu hình, buông bỏ vạn duyên. Phật pháp không có gì khác, tất cả cần buông bỏ, đến cuối cùng cũng buông bỏ nhất phẩm sinh tướng vô minh, viên mãn thành Phật, đó mới là cứu cánh viên mãn tự tại, tín đức viên mãn hiển lộ. Chúng sanh ở nơi nào mà duyên đã thành thục rồi, thì lúc đó là ứng hóa, là thị hiện, là ứng hóa giúp đỡ mọi chúng sanh khổ nạn. Cho nên, tôi kì vọng người trẻ tuổi cần phát tâm, cần nỗ lực để tiếp phụng. (dẫn từ “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh”)
Những vị pháp sư xuất gia như chúng tôi, nhiệm vụ chính là làm sao dạy dỗ, công việc của chúng tôi là dạy học. Tu hành, chứng quả, thành Phật, tại gia cũng vậy, tại gia xuất gia không có sự phân biệt, tại sao phải xuất gia? Hoằng pháp lợi sanh. Cho nên xuất gia là thầy, thầy mỗi ngày lên lớp giảng dạy. Chúng tôi cần tận hết trách nhiệm bổn phận của mình, buông bỏ danh văn lợi dưỡng, thật sự làm được Dữ Nhân Vô Tranh, Ư Thế Vô Cầu. Chúng tôi chỉ cần mức sống thấp nhất cho bản thân, có thể ăn no, mặc ấm, có một ngôi nhà nhỏ che mưa gió là được! Những thứ khác đều buông bỏ hết, toàn tâm toàn lực đem giáo hối của Phật giới thiệu cho tất cả chúng sanh, đó là bổn phận của những người xuất gia như chúng tôi. Cúng dường có nhiều đi chăng nữa, cần ghi nhớ lời của cư sĩ Hứa Triết, không phải là cúng dường cho mình, không phải là để mình hưởng thụ, là đại chúng tín nhiệm bản thân mình, những đồng tiền này là để giúp người làm việc tốt, thay người giúp đỡ những người khổ nạn, cần hiểu đạo lý này, Chúng tôi tiếp nhận cúng dường liền có công đức; nếu tưởng rằng đó là để cúng dường bản thân hưởng thụ, thì sự cúng dường này đưa mình tới địa ngục A Tỳ. Cho nên bản thân mình muốn đi con đường của đức Phật hay con đường của Ma chỉ trong một niệm mà thôi. Người cúng dường không có sai, sai là ở chỗ bản thân mình. Bản thân mình làm sao sử dụng, làm sao xử trí, chúng ta học Phật pháp không phải là uổng phí, nhất định phải lấy mình làm gương. (dẫn từ “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”)
– Trích: sách Ngọc Bảo Thế Gian (Nhận Thức Lão Pháp Sư Tịnh Không 淨 空 法 師 )