Thời Bà La Môn nữ tri mẫu tại thế bất tín nhân quả, kế đương đọa nghiệp tất sanh ác thú. (Lúc đó cô Bà La Môn biết mẹ cô khi còn sống chẳng tin nhân quả, nghĩ ắt phải theo nghiệp mà sanh vào đường ác.) Con bà là người con hiếu, cô học Phật hiểu đạo lý, biết mẹ cô lúc còn sanh tiền chẳng tin nhân quả báo ứng. “Kế” là trong tâm suy nghĩ, trong tâm đang tính toán. Cô nghĩ cả đời mẹ tạo nghiệp, tương lai quả báo sẽ đi về đâu? Thiện nghiệp nhất định được thiện quả, ác nghiệp nhất định có ác báo, cô nghĩ mẹ cô tạo nghiệp nặng nề; hủy báng Tam Bảo, nghiệp này rất nặng. (Lúc đó cô Bà La Môn biết mẹ cô khi còn sống chẳng tin nhân quả, nghĩ ắt phải theo nghiệp mà sanh vào đường ác.) Con bà là người con hiếu, cô học Phật hiểu đạo lý, biết mẹ cô lúc còn sanh tiền chẳng tin nhân quả báo ứng. “Kế” là trong tâm suy nghĩ, trong tâm đang tính toán. Cô nghĩ cả đời mẹ tạo nghiệp, tương lai quả báo sẽ đi về đâu? Thiện nghiệp nhất định được thiện quả, ác nghiệp nhất định có ác báo, cô nghĩ mẹ cô tạo nghiệp nặng nề; hủy báng Tam Bảo, nghiệp này rất nặng. (Bèn bán nhà, đất, sắm nhiều hương hoa và những vật lễ cúng, rồi đem đến chùa tháp thờ Phật làm lễ đại cúng dường.) Cô tu phước cho mẹ. “Ư tiên Phật tháp tự”, “tháp” là chỗ cất giữ xá-lợi của Phật, chỗ cúng dường xá-lợi Phật gọi là tháp. “Tự” là nơi giáo hóa chúng sanh. Bổn ý của Tự, ý nghĩa của Tự được ghi trong Khoa Chú rất tường tận, làm sao giải thích ý nghĩa của chữ Tự ở đây? Nghĩa là tiếp nối, phần đông chúng ta gọi là hậu duệ, kéo dài, sự nghiệp này phải kéo dài vĩnh viễn về sau. Nơi này là nơi tiếp nối huệ mạng của Phật nên được gọi là Tự. Hiện nay người ta không hiểu ý nghĩa này. Hồi xưa những cơ quan dưới quyền nhà vua đều gọi là Tự, ý nghĩa là muốn cơ nghiệp đế vương được truyền mãi đến đời sau. Ý nghĩa này rất hay và cũng rất rộng, sự nghiệp giáo huấn chúng sanh của Phật là nhằm giúp đỡ hết thảy chúng sanh tu hành chứng quả, sự nghiệp này phải được vĩnh viễn liên tục chẳng dứt, nơi đây là để làm công việc này, nên được gọi là Tự. Cúng Phật, phải ghi nhớ chỉ dùng tài vật của mình, nếu dùng tài vật của người khác để tu phước thì sai, tự mình chẳng được phước gì hết; nhất định phải dùng vật của mình, không thể dùng vật của người khác. Cô Bà La Môn chẳng có tài lực nên phải bán nhà rồi dùng tiền ấy “sắm nhiều hương hoa và những vật lễ cúng” đem vào chùa cúng dường. Cách cúng dường này là hình thức, hình thức này chúng ta ngày nay rất nhiều, ai cũng biết. Hình thức cúng dường có hiệu quả hay chăng? Phải coi cách dụng tâm bên trong và ngoài có tương ứng hay không? Nếu trong và ngoài tương ứng thì có công đức, nếu không tương ứng thì chẳng có công đức. Còn có nhiều người cúng dường nhưng lại tạo tội nghiệp, không những chẳng có phước mà lại là họa. Cúng dường như thế nào? Ðến trước mặt Phật, Bồ Tát tu cúng dường to lớn, cầu phát tài, cầu thăng quan, trước bàn thờ Phật, Bồ Tát khấn vái khi được thăng quan, được phát tài thì sẽ trở lại cúng thêm nhiều nữa. Ðặt điều kiện, hối lộ với Phật, Bồ Tát, coi Phật, Bồ Tát như tham quan, ô lại, cách cúng dường như vậy không những chẳng có phước mà lại tạo ra vô lượng vô biên tội nghiệp. Nếu Ngài phò hộ cho con được phát tài, con kiếm được một triệu thì nhất định sẽ đem một vạn đến cúng dường cho Ngài; Phật, Bồ Tát đâu có khờ như vậy, cho người này lời chín mươi chín vạn, đâu có đạo lý như vậy! Bạn xem Phật, Bồ Tát là hạng người nào? Thế nên cách cúng dường như vậy sẽ tạo nên vô lượng vô biên tội nghiệp, sẽ đọa vào tam ác đạo. Ðừng thấy người ta đến tu cúng dường rồi cho là việc tốt, chưa chắc như vậy đâu, bạn phải biết động cơ của họ là gì rồi mới biết họ tạo phước hay họa. Cúng dường như vậy xong nhưng không được thăng quan, không phát tài nên quay lại trách móc, nói Phật, Bồ Tát này không linh, [họ nói:] Tôi cúng dường nhưng Ngài không phò hộ cho tôi phát tài, tôi oán hận, hủy báng Tam Bảo, tội nghiệp ấy càng tạo càng nặng.
(Trích Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký – Quyển Thượng Phẩm Thứ Nhất: Thần Thông Trên Cung Trời Đao Lợi – Tập 6-Tr 136-137)