Chúng ta thấy người có tài đức hơn mình, có khởi tâm đố kỵ chăng? Không thể nói không có. Chỉ có thể nói nhẹ hơn một chút ! vì sao vậy? Khi chưa học Phật, tâm đố kỵ rất nghiêm trọng, có thể còn nghĩ cách để ngăn cản họ. Bây giờ không còn chướng ngại người khác, nhưng trong lòng vẫn cảm thấy rất khó chịu. Như vậy là không được? Đây là gì ? Là tập khí nghiêm trọng, chướng ngại chúng ta minh tâm kiến tánh, chướng ngại chúng ta được niệm Phật tam muội. Không có những thứ này, niệm Phật tam muội mới có thể hiện tiền, trí tuệ bát nhã trong tự tánh mới hiển lộ ra một chút, đây là chân công phu.
Chân công phu không cần hỏi người khác, người ta không biết, bản thân hiểu rõ hơn bất kỳ ai. Bởi thế chúng ta phải học, nhưng không nên học quá cao, quá cao không làm được, phải học từ trên phương diện căn bản. Trong giáo lý đại thừa gọi là nguyên lý nguyên tắc. Thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới thủ, chúng ta thường gọi là thành kiến. Luyện tập từ đâu ? Ngay trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy tu hành chơn chánh, phải biết cảm ơn, cảm ơn ai ? Ơn tất cả chúng sanh. Bắt đầu tu từ đâu ? Thông thường bắt đầu tu từ nghịch cảnh, sau đó tiếp tục tu thuận cảnh. Nghịch cảnh là mọi thứ đều khiến ta không được như ý, đều gây phiền phức cho chúng ta. Khiến những ngạo mạn từ vô thỉ của chúng ta như khống chế, chiếm hữu, đối lập, hóa giải hết những ý niệm này, oán thân bình đẳng. Có oán khí chăng ? Nói thật với quý vị, không có. Trong tự tánh thanh tịnh tâm không lập một Pháp nào ? làm gì còn oán hận ? Đâu có đạo lý này ? Trong thuận cảnh làm gì có được niềm hoan hỷ đó ?
Hoan hỷ thật sự là gì ? Từ trong tự tánh phát ra, không liên quan đến cảnh giới bên ngoài, gọi là Pháp hỷ sung mãn. Pháp hỷ sung mãn này từ đâu đến ? Là do bản thân đoạn tận hết tập khí phiền não, Pháp hỷ mới xuất hiện, tâm cảm ơn mới hiện ra, tất cả chúng sanh đều có ơn với chúng ta. Tất cả chúng sanh không chỉ là người, mà tất cả động vật, cây cỏ hoa lá, sơn hà đại địa đều có ơn với chúng ta. Chúng ngày ngày đều biểu Pháp cho chúng ta thấy, ngày ngày đều để chúng ta hiểu được. Vấn đề là chúng ta có nhận ra chăng ? Có hiểu được chăng ? Chúng ta có ngộ ra được đạo lý trong này chăng ? Như vậy ta nhập vào cảnh giới Hoa Nghiêm, như năm mươi ba lần tham bái của Thiện Tài.
Tất cả Pháp thế xuất thế gian, đều là để thành tựu chúng ta. Tất cả Pháp này là gì ? Tất cả Pháp này toàn là Phật Bồ Tát. Quan sát tường tận, tất cả Pháp này toàn là Phật A Di Đà. Tất cả chúng sanh đều là Phật A Di Đà, hết thảy động vật cũng là Phật A Di Đà, côn trùng kiến đều là Phật A Di Đà. Cây cỏ hóa lá, sơn hà đại địa không có thứ gì không phải. Quý vị đã thấy được Phật A Di Đà, những điều này toàn là sự thật, không hề hư vọng. Chúng ta sống trong thế gian này, vì sao ngày ngày chư Phật Bồ Tát đang biểu diễn, ngày ngày điều đang thị hiện. Chúng ta lại mơ mơ hồ hồ, thường hay khởi phiền não, không sanh trí tuệ, chuyên sanh phiền não, sanh thất tình ngũ dục, chính là do không biết. Khi biết rồi tự nhiên sẽ buông bỏ phiền não, trí tuệ đức tướng trong tự tánh dần dần hiện ra. Phật Bồ Tát ở đâu ? Ở mọi nơi mọi lúc.
Chúng ta ở trong cảnh giới của mình, thuận cảnh, nghịch cảnh, thiện duyên, ác duyên đều ở trong đó. Có sự lãnh hội, có sự cảm nhận, đây là tin tốt lành. Không có cảm nhận, không có lãnh hội, người này nghiệp chướng rất sâu nặng. Có được sự giác ngộ, có cảm nhận, là công phu đắc lực. Sai lầm cần phải sửa, đức hạnh cần phải tu, chúng ta không biết tu như thế nào ? Phật Bồ Tát từ bi dạy chúng ta, Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp là những gì ta phải tu, như vậy tự nhiên sẽ đạt được. Không những làm được, mà còn khai hoa, khi nào khai hoa ? Cổ nhân nói: “Nghe một biết mười”, từ trong một Pháp triển khai thành vô lượng Pháp.
Trích : Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa – Tập 164
Chủ Giảng: HT.Thượng Tịnh Hạ Không.