Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Người nhân từ khi nhìn thấy người phạm lỗi nặng thì phải nghĩ lỗi lầm này có nghiêm trọng hay không?

Những sự lợi ích khi thành tâm niệm thánh hiệu "Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát"
Khi một người có lỗi lầm, phạm tội rồi, chúng ta nên có cách nghĩ như thế nào về họ? Không nên nghĩ “tội lỗi mà anh ta phạm quá nặng, tội không thể tha”. Người như thế một chút tâm từ bi cũng không có, chúng ta thường nói “lòng dạ độc ác”, không phải là người nhân từ. Người nhân từ khi nhìn thấy người phạm lỗi nặng thì phải nghĩ lỗi lầm này có nghiêm trọng hay không, đều nghĩ về phía nhẹ tội. Một quan tòa nhân từ phán đoán một vụ án, mọi mặt đều hi vọng giúp rửa sạch tội lỗi của họ, chứ không phải nhìn thấy kẻ phạm tội nhẹ lại xử thành nặng thêm.
Thế nhưng hiện nay người bình thường chúng ta đối với tội ác to lớn mà mình phạm phải thì tự mình có thể tha thứ cho chính mình, còn lỗi lầm nhỏ xíu của người khác thì lại muốn cho cái lỗi đó tăng lên gấp nhiều lần. Tại sao lại có tâm lý như vậy? Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Căn nguyên thực tình mà nói chính là đánh mất văn hóa giáo dục truyền thống, bị ảnh hưởng của người nước ngoài.
Thời còn trẻ tôi tới nước Mỹ, các đồng tu ở đó nói với tôi, chính phủ Mỹ, hải quan Mỹ đối với bất kỳ ai cũng đều hoài nghi, hoài nghi quý vị là kẻ phạm tội, là kẻ hành vi không đoan chính, quý vị phải dùng rất nhiều cách để chứng minh bản thân chưa từng phạm tội, chứng minh mình là người tốt, chứng minh quý vị chưa từng phạm tội. Điều này không giống với phương Đông chúng ta, người phương Đông chúng ta nhìn thấy ai cũng là người tốt, còn họ thì nhìn thấy ai cũng là người xấu. Thế nên đời người trong thế gian này, sanh ra trong xã hội này còn có ý nghĩa gì chứ?
Chúng ta nghĩ tới điều này, nhìn thấy chân tướng sự thật này, chúng ta không thể không tôn kính Phật Bồ Tát, Phật Bồ Tát ở trong xã hội này vẫn tin tưởng [chúng sanh] như vậy, vẫn từ bi cứu độ [chúng sanh] như vậy. Chư Phật Bồ Tát thuần thiện không chút ác ý, giúp đỡ mọi người, nhưng mọi người hướng tới chư Phật Bồ Tát có ác ý, hủy báng, hãm hại, nhiễu loạn hết lần này đến lần khác. Phật Bồ Tát nếu có thái độ giống như chúng ta, “Bỏ đi, đi thôi! Hà tất phải ở đây nữa”, chư Phật Bồ Tát không như vậy, [chúng sanh] nhục mạ các Ngài như thế nào đi chăng nữa, các Ngài đều tiếp nhận, thiện tâm thiện ý thiện hành giáo hóa hết thảy chúng sanh, còn phải chịu đựng sự sỉ nhục của chúng sanh. Chúng ta đối với chư Phật Bồ Tát không thể không tôn kính, không thể không xưng tán. Thực sự như trong kinh Phật giảng, các Ngài không phải người phàm, không chấp nhặt như người phàm, điều này chúng ta phải học tập, chúng ta phải noi theo.
TÔN SƯ TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *