Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Tại vì sao bạn gặp phải gian nan đến như vậy, khổ cực đến như vậy?

PS Tịnh Không
Tâm niệm phàm phu chúng ta trái ngược với Bồ Tát. Phàm phu bỏn xẻn, không chịu bố thí, thường hay nghĩ đến đời sống chúng ta vô cùng gian nan, tiền tài này có được không dễ dàng, cho nên đối với bố thí tài liền cảm thấy e ngại, thế là không dám phát ra cái tâm này. Kỳ thực, quan niệm này là sai lầm.
Tại vì sao bạn gặp phải gian nan đến như vậy, khổ cực đến như vậy? Bạn không hiểu rõ đạo lý này. Đạo lý này chính là bởi vì bạn không có tu tài bố thí. Phước báo, quá khứ đời nay đều là tu tích được. Ở trên Kinh Phật nói với chúng ta, chúng ta phải có thể hiểu, phải có thể thể hội, tài vật càng bố thí càng nhiều.
“Thủ trung thường xuất vô tận chi bảo”, lời nói này là thật không phải là giả, Bồ Tát có thể, xin nói với các vị, chúng ta mỗi người đều có thể, vấn đề chính là bạn có chịu bố thí hay không. Càng thí càng nhiều. Không chịu bố thí thì khó rồi, mãi mãi thiếu kém. Sự việc này đích thực rất khó dạy người tin tưởng, chỉ có chính mình chân thật y giáo phụng hành thì họ mới có thể thể hội đến được.
Bố thí tài thì được tiền tài, bố thí pháp thì được thông minh trí tuệ, bố thí vô úy thì được khoẻ mạnh sống lâu. Tài phú, thông minh, khoẻ mạnh sống lâu đều là chúng ta mong cầu. Không luận cổ kim trong ngoài, tôn giáo khác nhau, chủng tộc khác nhau, nhắc đến ba sự việc này mỗi người đều mong cầu, đều cần, họ sẽ không cự tuyệt. Làm thế nào cầu được? Nhà Phật thường nói: “Phật thị môn trung hữu cầu tất ứng”, lời nói này có thật hay không? Ngàn vạn lần chính xác, đích thực hữu cầu tất ứng. Chúng ta phải hiểu được đạo lý để cầu, phải hiểu được phương pháp để cầu. Như lý như pháp mà cầu, nhất định đạt được. Thế nhưng các vị phải nên biết, đạt được không thể giữ được, không thể chiếm cho riêng mình. Đạo lý này người hiểu được càng ít. Tại vì không thể chiếm cho riêng ta? Không thể giữ được. Không chỉ thế gian bao gồm tất cả tài vật không thể giữ được, mà chính ngay đến cái thân này của chúng ta cũng không thể giữ được. Thử hỏi, có thứ nào bạn có thể giữ được chứ?
Cái thân này sát na đang già yếu. Người già không phải từng năm từng năm mà già, không phải từng ngày từng ngày mà già, mà sát na đang già yếu đi. Bạn biết hay không? Ngay cái thân này đều không giữ được, huống hồ vật ở ngoài thân. Chúng ta hiểu rõ đạo lý này. Tiền tài có được do nguyên nhân gì? Là bởi vì bạn tu nhân cảm quả. Cái nhân đó phải mãi mãi không ngừng tu tích, quyết định không thể ngừng nghỉ. Cũng giống như chúng ta nói học tập, đời đời kiếp kiếp mãi không gián đoạn, vẫn đang học tập. Chúng ta tu bố thí, tu tài bố thí, tu pháp bố thí, tu vô úy bố thí cũng là vĩnh viễn không có ngừng nghỉ. Cho nên “xả đắc”, bạn xả nhất định có đắc, khi có được cái được đó cũng phải đem nó xả hết, đem cái được đó lại xả hết, như vậy càng xả càng nhiều, như vậy là “thủ trung tài thường xuất vô tận chi bảo”. Đạo lý này là như vậy. Đây là chân tướng sự thật.
TRÍCH PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 224)
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *