Trong kinh Bát Nhã, Đức Phật nói Bát Nhã vô tri. Vô tri là nói căn bản trí. Vô tri là gì? Là thanh tịnh bình đẳng giác, là tự tánh. Khi không khởi tác dụng, nó là thanh tịnh bình đẳng giác. Giác này là sống, nó không phải không có cảm giác, nó không phải chết. Khi nó khởi tác dụng, thì không gì không biết, không gì không thể. Không gì không biết là trí khởi tác dụng. Không gì không thể là đức khởi tác dụng. Bên dưới còn có một cái là tướng khởi tác dụng. Tướng khởi tác dụng là gì?
Trong đề kinh nói “Trang nghiêm”. Trang nghiêm là tướng hảo. Tương hảo, người thế gian như chúng ta hiện nay gọi là gì? Là hạnh phúc, mỹ mãn, viên mãn. Đây là tướng vô lượng thọ. Tướng trang nghiêm thanh tịnh viên mãn này, với danh văn lợi dưỡng mà thế gian thường nói. Địa vị cao, của cải lớn với điều này không liên quan. Vậy từ chỗ nào hiện ra hạnh phúc viên mãn? Họ vui vẻ vô cùng. Cũng chính là nói, trong sinh hoạt họ không có đau khổ, ly khổ đắc lạc.
Quý vị xem, ngày nay làm quan lớn, làm tổng thống, làm quốc vương, họ có vui vẻ không? Phát tài lớn, họ có vui không? Không vui, vì họ vẫn còn phiền não, vẫn còn không như ý. Có câu “bất như ý sự thường bát cửu”, họ cũng không ngoại lệ. Chúng ta đã thấy rõ ràng, minh bạch, mới biết rằng cái gì là hạnh phúc chân thật mỹ mãn. Luận ngữ ở trước có một câu là hạnh phúc mỹ mãn, “học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ”. Duyệt ở đây là gì? Là vui sướng từ trong nội tâm phát xuất ra, chứ không phải bên ngoài tác động vào, đây là thật. Bên ngoài tác động vào, trong Phật pháp gọi là lạc, lạc của khoái lạc, không gọi là hỷ.
Trong Phật pháp, hỷ và lạc là có phân biệt. Hỷ là gì? Là của nội tâm. Trong nội tâm phát sinh ra ngoài, đây là hỷ, gọi là hỷ duyệt, là thật sự vui vẻ. Ngũ dục lục trần bên ngoài là tác động. Chữ Lạc này trước đây tôi giảng kinh thường áp dụng cho những người nghiện ngập hút chích để hình dung. Lạc ở đây, hình như chỉ lạc một lúc nào đó, còn sau đó hậu di chứng rất phiền phức. Nó không phải là thật, chỉ là tác động. Hỷ lạc thật sự phải từ nội tâm phát ra. Nhà Phật nói Pháp hỷ sung mãn, thường sanh tâm hoan hỷ. Đây là hạnh phúc chân thật, vui vẻ thật sự. Không bị hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng.
Lúc Đức Phật còn tại thế đã biểu diễn cho chúng ta thấy. Ngài thị hiện làm một khổ hạnh tăng. Ngày ăn một bữa, đêm nghỉ dưới gốc cây. Tất cả tài sản là ba y một bình bát. Ba tấm y và một bình bát là tài sản của Ngài, toàn bộ chỉ bao nhiêu đó. Trong cách nhìn chúng ta thì khổ không nói hết. Ngày tháng như vậy làm sao mà sống? Nhưng Ngài lại vô cùng hạnh phúc vui vẻ. Điều này từ chỗ nào hiển thị ra? Từ việc giáo hoá của Ngài. Giảng kinh giáo hoá, quý vị thấy Ngài vui vẻ biết bao, tinh thần tốt biết bao. Học không chán, dạy không mệt. Trong kinh điển, chúng ta chưa từng nghe nói Đức Thế Tôn uể oải mệt nhọc, chưa từng thấy qua. Giảng kinh giáo hoá, còn làm tấm gương cho người khác, minh họa cho người khác xem. Không bao giờ mệt nhọc ghét bỏ, vô cùng vui vẻ. Như vậy mới thật sự gọi là hạnh phúc mỹ mãn của nhân sinh.
Trước đây thầy Phương Đông Mỹ nói với tôi, học Phật là hưởng thụ cao nhất của đời người. Nhìn từ đâu? Nhìn từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chúng ta nhìn thấy hưởng thụ cao nhất. Mọi người nói đây là hưởng thụ trên mặt tinh thần, nhưng trên mặt vật chất thì rất nghèo nàn. Nói như vậy là sai, là hoàn toàn không hiểu rõ vật chất là gì? Cảnh tuỳ tâm chuyển, đó là đại tự tại. Chúng ta không được là do ta mê. Mê muội tự tánh là sao? Là tâm tuỳ cảnh chuyển, khổ không nói hết. Vì ta bị hoàn cảnh bên ngoài quản lý, thao túng. Còn lạc thọ chăng?
Con người thật sự có thể chuyển cảnh giới, thì lạc sẽ hiện tiền. Thật chuyển cảnh giới, thì bên ngoài là cảnh giới gì? Bên ngoài là thế giới Cực Lạc. Nên lời của Trung Phong Thiền Sư là thật không phải giả “thử phương tức Tịnh độ, Tịnh độ tức thử phương”. Tại sao? Vì cảnh giới của họ đã theo tâm chuyển. Học Phật không phải là học gì khác, mà chính là học tài năng này. Người mê muội tự tánh là đang tạo ác nghiệp. Cuộc sống của họ là thế giới Ta Bà cực khổ hiện tại này. Người thật sự học Phật, người thật sự niệm Phật. Cảnh giới vừa chuyển, thì địa cầu hiện nay sẽ ra sao? Là thế giới Cực Lạc. Chúng ta nhìn thấy đông đảo chúng sanh, mỗi người đều là Phật.
Như Thiện Tài Đông tử năm mươi ba lần bái phỏng tham học vậy. Nhìn thấy xã hội này, nam nữ già trẻ các ngành các nghề, toàn là thiện tri thức thị hiện, giống như đang trên vũ đài biểu diễn vậy, còn mình ở dưới xem kịch. Biểu diễn có chánh diện, cũng có phản diện, đều diễn rất tốt. Đem tánh tướng, lý sự, nhân quả trong vũ trụ, từ sáng đến tối, đầu năm đến cuối năm, không có kết thúc biểu diễn. Chúng ta sống trên địa cầu này như ở trong nhà hát để xem kịch vậy. Quý vị xem tự tại biết bao nhiêu. Những điều tôi nói đều là thật không phải giả. Cho nên phải học, học Chư Phật Bồ Tát chuyển cảnh giới. Nhưng không bị cảnh giới chuyển.
“Hựu “Chân Giải” vân, Cực Lạc tịnh độ tam chủng trang nghiêm”. Ba loại nào? Trong đó nó có chú giải. “Phật trang nghiêm, Bồ tát trang nghiêm, quốc độ trang nghiêm, nhất thiết quy thọ mạng”. Nếu không có thọ mạng, thì tam chủng trang nghiêm này toàn là uổng phí. Tam chủng trang nghiêm này, tôi giải thích giản lược, quý vị sẽ hiểu rõ.
Phật là Thầy Giáo. Phật trang nghiêm, thầy giáo tốt. Tốt đến mức độ nào? Không thể hình dung. Tuyệt đối không phải ngôn từ có thể nói được, có thể hình dung. Trang nghiêm là thầy giáo tốt. Thứ hai là bạn học tốt, Bồ tát là bạn học. Chúng ta sanh đến thế giới Cực Lạc, mặc dù là cõi Phàm Thánh Đồng Cư hạ hạ phẩm vãng sanh, chúng ta cũng là Bồ tát, mà không phải là phổ thông Bồ tát. Ta là Bồ Tát như thế nào? Trong kinh nói rất rõ ràng, chính Phật A Di Đà tự nói, chúng ta là A Duy Việt Trí Bồ Tát.
Tôi mang nghiệp đi vãng sanh, nhất phẩm phiền não còn chưa đoạn. Thậm chí rất nhiều người, chính chúng ta tự thân nhìn thấy. Cả đời không học Phật, không biết có Phật pháp. Đến khi sắp chết bị bệnh ung thư vô cùng thống khổ. Lúc này gặp được người có duyên, người niệm Phật, khuyên họ bỏ trị liệu, không cần trị liệu nữa, trị liệu rất cực khổ, giống như sống để chịu khổ vậy. Mà nhất tâm niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc. Đem chỗ tốt của thế giới Cực Lạc, đơn giản nói cho họ biết. Họ lập tức tin tưởng, và khuyên người nhà của họ buông bỏ tất cả, giúp họ niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Người nhà cũng rất nghe lời, rất phối hợp, cùng nhau giúp anh ta trợ niệm. Niệm hai ba ngày, anh ta vãng sanh, thật sự đã đi.
Người như vậy, khi sanh đến thế giới Cực Lạc ở địa vị nào? Tôi nói với quý vị, anh ta ở cõi Phàm Thánh Đồng Cư hạ phẩm hạ sanh. Khi đến đó vẫn là A Duy Việt Trí Bồ Tát. Bổn nguyện oai thần của Phật A Di Đà gia trì anh ta. A Duy Việt Trí là viên chứng tam bất thoái. Một số người như chúng ta mà nói, quả vị bất thoái là A La Hán. Đến A La Hán mới chứng được quả vị bất thoái. Hành bất thoái là Bồ Tát, niệm bất thoái là Pháp Thân Đại Sĩ. Chúng ta thường gọi là Phật, đó chính là Phật. Vì sao? Họ đã chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, họ đã chứng được. A Duy Việt Trí mới chứng được. Trong kinh Hoa Nghiêm là Sơ Trụ trở lên, vượt qua thập pháp giới.
Quý vị xem, thế giới Tây Phương Cực Lạc, là nhờ oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì. Sanh đến đó, mỗi người đều là A Duy Việt Trí Bồ tát, không có ngoại lệ. Lợi ích tốt như vậy, trong mười phương quốc độ của chư Phật không có. Biến pháp giới hư không giới, chỉ có thế giới Cực Lạc này có, ngoài ra đều không có. Đời này chúng ta có thể gặp được, ta chịu dễ dàng bỏ qua chăng? Như vậy là sai. Cơ hội này nhất định phải nắm bắt nó, ngàn năm khó gặp, trong bài kệ khai kinh nói: “bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ”. Lời này là chân thật không hề hư dối.
Bành Tế Thanh cư sĩ nói với chúng ta, pháp môn Tịnh Độ này, vô lượng kiếp đến nay hy hữu khó gặp được ngày này. Ta làm sao gặp được? Ta gặp được nhưng lỡ bỏ qua cơ hội, như vậy mới thật là đáng tiếc. Vì sao? Nếu gặp được, đời này ta sẽ có cơ hội thành Phật. A Duy Việt Trí Bồ Tát tức là thành Phật, chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nhất định không nên bỏ lỡ qua một lần nữa.
Câu thứ ba, quốc độ trang nghiêm, là hoàn cảnh quá tốt, quý vị xem, thầy giáo giỏi, bạn học tốt, hoàn cảnh tu học tốt. Đi đến đâu để tìm? Hong Kong được coi là chỗ có phước báo, nếu không có phước báo, chúng ta làm sao có thể ở đây giảng bộ kinh Vô Lượng Thọ này? Có thể ở đây giảng Hoa Nghiêm, giảng kinh Vô Lượng Thọ, là chỗ này phước báo lớn, rất lớn. Xung quanh chỗ này có thiên tai, nhưng chỗ này không có thiên tai. Chúng ta phải trân quý, phải siêng năng tu học, nhất định không để nó qua vô ích. Đây mới gọi là thật sự minh bạch, thật sự không có lỗi với chính mình, không có lỗi với tổ tông, không có lỗi với Tam bảo.
Bên dưới vẫn là lời trong Chân giải, “hựu an lạc quốc độ y chánh tam chủng trang nghiêm”. Tam chủng trang nghiêm là ở trước đã nói Phật, Bồ Tát, Quốc độ. “Nhập nhất pháp cú, vô lượng thọ cố”. Nhất pháp cú ở đây là gì? Nhất pháp cú chính là vô lượng thọ, tức là câu phật hiệu này. “Cố kinh đề trung, tiêu vô lượng thọ đức hiệu, tắc pháp tạng nhân địa nguyện hành dự quả địa Phật đức”. Pháp tạng là Phật A Di Đà, pháp danh trước khi xuất gia thành Phật, gọi là Pháp Tạng tỳ kheo. Ngài khi chưa thành Phật tu hành phát nguyện, quả thành tựu là thế giới Cực Lạc, quả địa là Phật đức.
“Cực Lạc chi y chánh chủ bạn”. Y là hoàn cảnh, hoàn cảnh quá tốt. Chánh báo là bản thân của mỗi người. Chủ là thầy giáo, bạn là đồng học. Nên thế giới Cực Lạc không có tổ chức chính trị, không có quốc vương, không có đại thần, không có tổng thống, cũng không có quan viên. Người ở thế giới Cực Lạc rất đơn thuần, chỉ có thầy giáo và học sinh. Nên quý vị phải biết, đây là một trường học. Phật A Di Đà chọn chỗ này, ở đó dạy học. Ngoài việc tu học ra không làm gì khác. Như vậy thế giới Cực Lạc có tịch mặc quá chăng? Không hề, rất náo nhiệt.
Phật A Di Đà mỗi ngày vì chúng sanh tuyên thuyết diệu pháp, ta nghe rồi hoan hỷ vô lượng. Hoan hỷ đến đâu? Vui đến quên ăn quên ngủ. Thật vậy không phải giả. Nơi thế giới Cực Lạc đó không có ăn cơm, cũng không có ngủ, quên thật sự. Quý vị nói vui vẻ biết bao nhiêu. Huống chi trong kinh nói với chúng ta về sinh hoạt của người ở thế giới Cực Lạc, mỗi người đều thần thông quảng đại, tuỳ thời đến thập phương thế giới đi lạy Phật, đi nghe pháp. Lạy Phật đương nhiên cúng dường. Dùng cái gì để cúng dường? Dùng một ít hương hoa, trân bảo. Từ đâu đến? Từ trên tay biến hiện ra. Trên tay có thể sanh ra vô lượng trân bảo cúng dường. Cúng Phật là tu phước. Ở bên chỗ Phật đó nghe pháp là tu huệ, phước huệ song tu. Nên ở thế giới Cực Lạc tu hành thành Phật dễ, rất dễ dàng và rất nhanh. Vì ta ở đó có năng lực tiếp xúc Chư Phật Như Lai, có năng lực này. Đều là tuỳ theo ý niệm của ta. Ta muốn gặp mười phương Phật, thập phương Phật lập tức có thể gặp được. Vì sao? Vì ta có thể hoá thân để đi. Thân của mình ở trước Phật A Di Đà như như bất động, đã phân thân đến mười phương thế giới. Trước mặt bất cứ vị Phật nào đều có ta. Chúng ta ở đó tu cúng dường, ở đó nghe pháp, pháp môn gì cũng đều nghe được. Không chỉ tám vạn bốn ngàn pháp môn.
Chúng ta thật sự muốn học Phật để được đến thế giới Cực Lạc. Nếu ta không đến thế giới Cực Lạc, thì học Phật nghe pháp rất cực khổ, phải dùng thời gian bao lâu! Chúng ta ở trên thế gian này đời này qua đời khác đầu thai chuyển kiếp. Có khi trong một đời gặp được Phật pháp, như có khi một đời đã bỏ lỡ. Không nghe được Phật pháp khẳng định tạo nghiệp, tạo nghiệp phải thọ quả báo. Quý vị nói có phiền phức không? Hôm nay gặp được duyên này, mới biết được duyên này thù thắng biết bao.
Hai câu ở sau rất quan trọng, “ toàn bộ kinh chỉ, nhiếp vô bất tận”. Bộ kinh đại thừa Vô Lượng Thọ này. Trong đó những lý luận, những phương pháp, trong mỗi câu danh hiệu đều đầy đủ tất cả. Lại nói với quý vị, không những một câu danh hiệu này đầy đủ toàn bộ Tịnh Độ tông, nó đồng thời đầy đủ toàn bộ tất cả pháp mà Đức Thế Tôn giảng trong suốt 49 năm. Tất cả không ngoài câu này. Nó còn đầy đủ biến pháp giới hư không giới, và tất cả pháp Chư Phật nói trong quá khứ, hiện tại, vị lai, viên mãn cụ túc.
Người niệm câu A Di Đà Phật này rất đông, nhưng người thật sự hiểu được công đức của câu A Di Đà Phật thì không nhiều. Chúng tôi ở trên bục giảng, đặc biệt là giảng bộ kinh Vô Lượng Thọ.
Trong lời tựa của lão cư sĩ Mai Quang Hy, giới thiệu rất rõ ràng. Trong đó có một đoạn nói rằng, chư vị tổ sư đại đức của thời đại Tuỳ Đường. Thời kỳ đó trong lịch sử gọi là thời đại hoàng kim của Phật giáo. Chư vị Tổ sư, Cao tăng thạc đức rất nhiều. Đại thừa tiểu thừa có mười tông phái, đều kiến lập dưới triều đại Tuỳ Đường. Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, các vùng lân cận đến Trung quốc du học, sau khi trở về, trở thành tổ sư của quốc gia họ. Đó không phải là người bình thường, đã từng nghiên cứu, cũng hiếu kỳ như chúng ta.
Chúng ta tìm hiểu kỹ càng, thì kinh điển mà Đức Thế Tôn thuyết trong 49 năm, đã nói rất nhiều, bộ kinh nào quan trọng nhất, có thể tượng trưng cho một đời thuyết pháp của Thế Tôn? Mọi người hầu như đều nhất trí tôn sùng “Kinh Đại phương Quảng Phật Hoa Nghiêm”. Nên địa vị kinh Hoa Nghiêm trong Phật Giáo rất cao, được xưng là vua trong các kinh, là căn bản pháp luận. Tất cả kinh đều là quyến thuộc của Hoa Nghiêm, giống như một cây đại thọ vậy, Hoa Nghiêm là thân cây. Còn tất cả các kinh khác là cành lá hoa quả trên cây này. Hoa Nghiêm là căn bản. Cuối cùng của Hoa Nghiêm, một đời viên mãn thành tựu điều gì? Là Phổ Hiền Bồ Tát thập đại nguyện vương đạo quy Cực Lạc.
Vốn dĩ Hoa Nghiêm cứu cánh viên mãn, là tại thế giới Tây Phương Cực Lạc. Do đó mọi người sẽ ý thức được. Vô Lượng Thọ Kinh là phiên dịch sớm nhất, bản dịch rất nhiều. Người thời đó đều đã từng thấy qua, đều đọc qua. Nên các vị tổ sư đại đức đều khẳng định, “Hoa Nghiêm” cuối cùng quy “Vô Lượng Thọ”. “Vô Lượng Thọ” biến thành đệ nhất.
Chúng ta nghĩ lại, ngày nay kinh Vô Lượng Thọ có chín bản, bản của Hạ Liên Cư là tốt nhất hoàn bị nhất. Tập hợp năm cuốn và dịch thành, đính chính bản sưu tập của Vương Long Thư, và nhầm lẫn trong bản sưu tập của Ngụy Mặc Thâm, đều sửa lại. Đây là một cuốn sách tốt nhất.
Trong cuốn sách này phân thành 48 phẩm. Chúng ta cũng giống như các vị tổ sư đại đức xưa nay. Trong 48 phẩm này, phẩm nào quan trọng nhất? Đương nhiên là đệ lục phẩm. Phẩm thứ sáu là chính Đức Phật A Di Đà giảng. Bốn mươi tám nguyện là chính ngài tự thuyết. Đức Thế Tôn kể lại cho chúng ta, chứ không phải Đức Thế Tôn thuyết. Điều này đương nhiên rất quan trọng. Trong 48 nguyện, nguyện nào quan trọng nhất? Chư vị cổ đức nói là nguyện thứ mười tám. Nên Nhật Bản có phái Bổn Nguyện Niệm Phật. Họ chuyên học tập nguyện thứ 18 này, 47 nguyện còn lại họ không học, họ chỉ cần nguyện thứ mười tám. Như vậy có thể thành tựu chăng? Có vấn đề. Tại sao? Mỗi nguyện trong 48 nguyện đều viên mãn bao hàm 47 nguyện khác, 48 nguyện là một nguyện, chúng ta không thể có thiếu sót. Phái này của Nhật Bản lợi dụng điểm tốt, nên nó không viên mãn.
Nguyện thứ 19” phát Bồ Đề Tâm”. Nguyện thứ 18 “lâm mạng chung thời thập niệm tất sanh”. Hai nguyện này rất quan trọng, nguyện 19 và 18 không thể phân. Vì kinh văn trong Kinh Vô Lượng Thọ, rõ ràng minh bạch nói với chúng ta. Quý vị xem trong kinh này “tam bối vãng sanh”, “vãng sanh chánh nhân”. Quý vị xem đã rõ ràng rồi. Bất luận là thượng bối, trung bối, hạ bối, hoặc là tu học các pháp môn khác. Khi sắp mạng chung, đem công đức mà mình tu học, hồi hướng cầu sanh Tịnh Độ tất cả đều được.
Pháp môn này không nói là anh nhất định phải tu Tịnh Độ, anh tu các pháp môn khác không thể vãng sanh như vậy. Chỉ cần “phát Bồ Đề Tâm, nhất hướng chuyên niệm”. “Nhất hướng chuyên niệm” này, “lâm chung thập cú” cũng là “nhất hướng chuyên niệm”. Đây là các tổ sư đại đức ngày xưa vì chúng ta mà nói, như vậy chúng ta đã hiểu rõ. Biến pháp giới hư không giới, mười phương ba đời tất cả chư Phật Bồ Tát tu hành, chỉ một câu A Di Đà Phật này. Triển khai câu A Di Đà Phật này, chính là 48 nguyện. Triển khai 48 nguyện chính là toàn bộ kinh Vô Lượng Thọ. Và triển khai rộng toàn bộ kinh Vô Lượng Thọ, chính là kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm.
Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm là trình bày cặn kẽ tỷ mỷ của kinh Vô Lượng Thọ. Nên Bành Tế Thanh cư sĩ nói kinh Vô Lượng Thọ chính là trung bổn Hoa Nghiêm, kinh A Di Đà chính là tiểu bổn Hoa Nghiêm. Nói như vậy rất có lý. Triển khai rộng kinh Hoa Nghiêm chính là đại tạng kinh mà hiện nay nói. Và tiếp tục triển khai 49 năm thuyết pháp của Thế Tôn chính là tất cả kinh điển mà mười phương ba đời tất cả Chư Phật nói. Một câu A Di Đà Phật là tổng cương lĩnh. Khi chư vị tổ sư chưa phân tích như vậy, chúng ta không biết. Phân tích như vậy mới phát hiện được, A Di Đà Phật là bảo trong các thứ bảo, là vô thượng pháp bảo. Là sao? Là tự tánh A Di Đà Phật của chính mình.
Học Phật không có gì khác, mà là trở về với tự tánh. Chúng ta thật sự đã học hiểu, đại thừa giáo thường nói “sẽ như thế nào?” Ý của lời này sâu sắc vô cùng. Biết rồi, nếu thật sự đã biết. Thì hiện tại ta đang sống trong A Di Đà Phật. Nói cách khác, hiện tại ta đang sống trong thế giới Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc ở đâu? Ở ngay tại đây. Chúng ta đã chuyển cảnh trước mắt thành cảnh Cực Lạc. Cũng chính là tuy ta ở trên địa cầu, còn chưa đi đến thế giới Cực Lạc. Dù ta ở trên địa cầu này nhưng tâm tình giống như đang ở thế giới Cực Lạc vậy. Thật giống nhau sao? Thật giống nhau. Vì sao? Vì ta đã không còn vọng tưởng phân biệt chấp trước.
Hay nói cách khác, lục căn của ta đã ở trong cảnh giới lục trần, không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước. Như vậy ta với thế giới Cực Lạc có gì phân biệt! Giống nhau. Vừa khởi tâm động niệm là không giống nhau nữa. Vừa phân biệt chấp trước thì sai biệt càng lớn. Chư Phật Như Lai, pháp thân Bồ Tát, bất luận ứng hoá ở đâu, họ tuyệt đối không khởi tâm động niệm. Khởi tâm động niệm còn không có, làm gì có phân biệt chấp trước! Họ ở thế giới nào? Nhất chân pháp giới. Cảnh giới của họ là gì? Cảnh giới của họ là Thường Tịch Quang. Thật sự thâm nhập pháp môn bất nhị . Đây hoàn toàn là sự thật. Cũng là những gì Đại Thừa Trung Quốc nói, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Như lục tổ Huệ Năng của thiền tông, sau khi khai ngộ, ngài trú trong cảnh giới này, mà phàm phu chúng ta không biết. Chúng ta có nhìn cũng không nhận ra.
Nhưng nếu nhìn tỷ mỷ, cũng có thể nhìn ra một việc là nhìn họ rất tự tại. Ta có thể nhìn thấy họ thanh tịnh, bình đẳng, từ bi. Chúng ta tỷ mỷ quan sát, tất cả pháp trong thế xuất thế gian họ đều không để trong tâm. Tâm họ hoàn toàn thanh tịnh không nhiễm chút trần. Tâm và Thường Tịch Quang tương ưng. Sinh hoạt hành vi với tất cả chúng sanh hoà quang đồng trần. Chúng ta nhìn không thấy, dấu tích đều không nhìn thấy. Mỉm cười với tất cả mọi người. Thật sự làm được nhu hoà chất trực. Như vậy là đã nhập vào cảnh giới.
PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG
Xin hãy thường niệm A DI ĐÀ PHẬT