Thái độ trong sinh hoạt của nhà Phật, nói rõ với hết thảy chúng sanh trong thế gian, đây là tự hành dạy người, dạy mọi người trong sinh hoạt đừng nên chấp trước quá mức, đừng nên tham muốn, hưởng thụ quá mức, khi bạn có thể hết thảy đều tùy duyên thì tâm bạn sẽ thanh tịnh, vô cùng tự tại, trong đó thực sự sung sướng. Nếu đòi hỏi yêu cầu quá mức thì sẽ khổ lắm, đời sống của họ sẽ là đời sống rất khổ, dù giàu sang cũng là khổ. Cho nên người biết đủ, hết thảy đều không yêu cầu đòi hỏi, hết thảy đều tùy duyên, dù nghèo hèn thì họ cũng vui sướng, đời sống của họ sẽ là đời sống sung sướng. Từ điểm này có thể biết khổ hay vui đều ở tại một niệm, hết thảy đều tùy duyên thì làm sao không tự tại? Làm sao không vui sướng?
Cho nên dụng ý của chiếc Ca Sa này rất sâu sắc. Nhưng hiện nay dù [một vị xuất gia] đắp Ca Sa đi khắp mọi nẻo đường người ta cũng không biết, không hiểu ý nghĩa này, người đời xưa hiểu được, vừa nhìn thấy Ca Sa thì họ liền giác ngộ, họ có thể đè nén hết thảy tâm tham nhiễm trong thế gian, đều có thể đè nén xuống. Người hiện nay không biết, không hiểu, đây là vì Phật pháp được hoằng dương quá ít, người thế gian hiểu lầm rất lớn đối với Phật pháp. Việc này chính là việc mà đệ tử Phật trong thời đại ngày nay phải nên nỗ lực, tận hết tâm lực để tuyên dương Phật pháp, làm cho xã hội đại chúng đối với nền giáo dục của đức Phật có một sự thấu hiểu chính xác, khẳng định trở lại, đây là bổn phận, công tác của chúng ta. Khi chúng ta làm hoàn hảo việc này thì cuộc đời của chúng ta mới có ý nghĩa, mới có giá trị. Cho nên công đức “nghe đến danh hiệu của đức Phật này thì sẽ siêu thoát tội sanh tử trong một trăm đại kiếp”, trong đó bao hàm ý nghĩa tự hành hóa tha, công đức vô lượng. Vị Phật sau cùng.
(Lược Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký – Quyển Hạ
– Chủ giảng: Hòa thượng Tịnh Không.
Tập 33 : Phẩm Thứ Chín: Xưng Danh Hiệu Chư Phật – Trang -181 -182)