Chúng ta phải hiểu rõ nghiệp nhân, quả báo này, vậy thì cần phải lắng nghe khai thị sau của Thế Tôn. Mời xem Kinh văn.
Phật nói Địa Tạng Bồ Tát; Cõi Nam Diêm Phù Đề có Các Quốc Vương, Tể Bổ Đại Thần, Đại Trưởng Giả, Đại Sát Lợi, Đại bà La Môn v..v..
những người này đều có địa vị, có tiền của trong xã hội, là người có khả năng bố thí, nếu gặp người nghèo khổ bần cùng cho đến bệnh tật, câm điếc, ngờ nghệch, đui mù, nhiều người không đầy đủ các căn như thế, đây là đối tượng để được bố thí. Trong Phật pháp gọi là Phước điền. Phước điền có ba loại, loại này gọi là “bi điền“. Người thế gian đáng thương, những người này trong đời quá khứ không tu Phước, tuy được thân người, nhưng đời sống rất nghèo khổ. Chúng ta là người có khả năng, nhìn thấy những chúng sinh này, phải nên dùng tâm đại từ bi, tận tâm, tận lực giúp đỡ họ. “Nghiệp nhân quả báo“, Pháp sư Thanh Lương ở trong chú giải nói sơ lược qua “ theo kinh đã nói “ Muốn biết nhân đời trước thì nhìn quả hiện tại. Muốn biết quả của đời sau thì hãy xem cái nhân hiẹn tại. Phước báu như bóng với hình, không thể không biết, trồng Phước thì được Phước, như bóng theo hình, phải nên thông hiểu đạo lý này“
Có Phước báu nên chia sẻ với tất cả chúng sanh thì Phước báu này sẽ lớn hơn, loại Phước báu này hưởng thụ mãi mãi không cùng tận. Nếu như tham lam, bỏn xẻn chỉ để cá nhân hưởng thụ thì cho dù phước báu của bạn có lớn mấy, sau khi một đời này thọ dụng hết thì đời sau không còn Phước báu nữa. Không có Phước báu. Vậy thì ta đi đến nơi nào vậy? Việc này chúng ta rất rõ ràng, rất tường tận: nếu như không phải ba đường ác, ở cõi nhân gian cũng là nghèo khổ, các căn không đầy đủ, cũng sẽ đoạ lạc ở giai đoạn này… người Phú quý tu Phước, người bần tiện cũng có thể tu Phước. Tương lai quả báo bình đẳng, chỉ cần tận tâm, tận lực, việc tu Phước báu đều được viên mãn…
Trích :PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
HOÀ THƯỢNG TỊNH KHÔNG KHAI THỊ 1994
A MI ĐÀ PHẬT