Nhĩ thời Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát bạch Phật ngôn: “Thế Tôn, ngã quán thị Diêm Phù chúng sanh, cử tâm động niệm vô phi thị tội, thoát hoạch thiện lợi đa thoái sơ tâm. Nhược ngộ ác duyên niệm niệm tăng ích, thị đẳng bối nhân như lý nê đồ phụ ư trọng thạch, tiệm khốn tiệm trọng túc bộ thâm thúy.
(Lúc đó, Ðịa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát bạch đức Phật: “Bạch Thế Tôn! Con xem chúng sanh trong cõi Diêm Phù, khởi tâm động niệm không chi là chẳng phải tội. Họ từ bỏ những thiện lợi có được và phần nhiều thoái thất sơ tâm, nếu gặp ác duyên thì niệm niệm tăng ích. Những hạng người này như kẻ đi trong bùn lầy mà còn mang đá nặng, nên càng khốn đốn, nặng thêm dần, chân càng lún xuống sâu.)
Đoạn này cũng là đoạn quan trọng trong kinh [Địa Tạng]. Đặc biệt là trong tháng bảy, dân chúng ai nấy đều biết về pháp sự siêu độ, pháp sự siêu độ từ đâu mà có? Dựa trên lý luận gì?
Đoạn kinh này sẽ nói rõ cho chúng ta biết. Đoạn đầu là lời Địa Tạng Bồ Tát nói với đức Phật Thích Ca, đây là những sự việc Ngài thấy được trong khi độ hóa chúng sanh ở thế gian chúng ta. “Diêm Phù chúng sanh” chỉ địa cầu của chúng ta, “cử tâm động niệm” tức là khởi tâm động niệm, khởi tâm động niệm “không gì chẳng phải là tội”. Lời này của Địa Tạng Bồ Tát có quá đáng không? Tự chúng ta phải hết lòng bình tĩnh mà suy nghĩ, khởi tâm động niệm có là tội hay không? Phật giảng kinh này trong hội Phương Đẳng. Vào thời đó, ba ngàn năm trước, Bồ Tát nói câu này đích thật làm cho chúng ta hoài nghi. Nếu nói câu ấy vào thời hiện đại ở thế gian này thì chúng ta sẽ khẳng định, đích thật là khởi
tâm động niệm gì cũng là tội. Nhưng ý tứ của Bồ Tát rất sâu, tại sao? Khởi tâm động niệm chính là tội, lời này nói ra rất khó hiểu. Trên quả địa Như Lai, Pháp Thân Đại Sĩ, phá một phẩm vô minh, chứng một phần pháp thân, chúng ta gọi là Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát, họ còn khởi tâm động niệm không? Chẳng còn. Nếu chư vị nghe và hiểu được ý nghĩa này thì bạn sẽ hiểu rõ [tại sao] khi khởi tâm động niệm liền rơi vào thập pháp giới, do đó tiêu chuẩn định tội rất cao. Tiêu chuẩn đó là giới hạn giữa Nhất Chân pháp giới và thập pháp giới, khi bạn rơi vào thập pháp giới thì bạn có tội; trong thập pháp giới, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, còn có Phật, Tạng Giáo Phật, Thông Giáo Phật. Cho nên khởi tâm động niệm là gì? Đã biến chân tâm chân tánh của bạn thành Thức. Pháp Tướng Tông nói tiêu chuẩn của tu hành là chuyển Thức thành Trí,chuyển Tám Thức thành Bốn Trí; khởi tâm động niệm là chuyển Bốn Trí thành Tám Thức, vẫn là tội, đây là dựa trên tiêu chuẩn này. Thế giới chúng ta hôm nay, tiêu chuẩn ấy lại còn thấp hơn nữa. Tiêu chuẩn thế gian ngày nay là gì? Tiêu chuẩn của Tam Ác Đạo. Khi khởi tâm động niệm đều là tội nghiệp tam ác đạo. Đương nhiên Địa Tạng Bồ Tát đích thật nói về tiêu chuẩn của tam ác đạo, Ngài chỉ tiêu chuẩn này. Phân biệt, chấp trước nặng nề, trong thập pháp giới phân biệt chấp trước rất mỏng, rất lợt lạt, còn trong lục đạo thì phân biệt chấp trước rất nặng, đặcbiệt là chúng sanh trong ác đạo
(Lược Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký – Quyển Hạ
– Chủ giảng: Hòa thượng Tịnh Không. Tập 26 PHẨM THỨ BẢY: LỢI ÍCH CHO KẺ CÒN NGƯỜI MẤT – Trang 5 – 6)