Giải thoát chính là buông bỏ, giải chính là buông bỏ, cởi bỏ. Thoát chính là thoát ly, nâng cao, hướng thượng nâng cao lên, không ngừng hướng thượng nâng cao, đến quả vị rốt ráo thứ 52. Đây là cứu cánh vị.
Tống dịch viết: tất cả mười phương quốc độ chư Phật, chư vị Bồ Tát, nghe danh hiệu tôi, những người có duyên ít một chút với thế giới A Di Đà Phật phải giúp đỡ họ.
Những chúng Bồ Tát này nghe được A Di Đà Phật, “ứng thời chứng đắc tịch tĩnh tam ma địa”. Tịch tĩnh tam ma địa là gì? Chính là trên kinh đề đã nói, “thanh tịnh bình đẳng giác”. Vì sao nói như vậy? Quí vị phải thực sự hiểu được ý nghĩa rõ ràng của câu A Di Đà Phật, chúng ta liền có thể lãnh hội được. Danh hiệu có thể dịch, hoàn toàn không khó dịch. A dịch là vô, Di Đà phiên là lượng, Phật dịch là trí tuệ, hoặc dịch là giác ngộ. Cho nên danh hiệu A Di Đà Phật này hoàn toàn phiên dịch thành ý nghĩa tiếng trung là vô lượng trí, vô lượng giác, dễ dịch. Trí tuệ từ đâu mà sanh ra? Từ tâm thanh tịnh mà sanh ra. Giác từ đâu mà sanh ra? Từ tâm bình đẳng sanh ra, tương ưng với kinh đề. Cho nên bản kinh này, Phật nói với ngài A Nan, Ông có muốn thấy thanh tịnh bình đẳng giác không? Thanh tịnh bình đẳng giác là ai? Chính là biệt danh của Phật A Di Đà. Phật A Di Đà gọi là thanh tịnh bình đẳng giác, chính là vô lượng giác, vô lượng trí, chính là ý nghĩa này vậy. Cho nên “ứng thời chứng đắc”, điều này sau khi nghe qua, Bồ Tát căn tánh lanh lợi, liền phiền não nhẹ, trí tuệ trưởng, nên nói là “một nghe ngàn ngộ”. Người Trung Quốc nói người thông minh, nghe một biết mười, nghe một biết một trăm. Bồ Tát một nghe ngàn ngộ. Đặc biệt là Bồ Tát cấp bậc cao, giống như thập địa Bồ Tát, chúng ta không hoài nghi tí nào cả.
“Kỳ trung ứng thời chứng đắc, diệc tức giai tất đãi đắc chi ý”. Ý nghĩa này đều có thể tương thông. Thanh tịnh là trú nơi tam muội, không nhiễm không chấp trước. Bởi vì họ không có chấp trước, kiến tư phiền não đoạn rồi, được tâm thanh tịnh. Trú nơi tam muội không nhiễm không chấp trước, nên nói: thanh tịnh tam muội. Điều này họ đạt được rồi.
Như Hội Sớ viết: “tịch tĩnh tam ma địa, vô phược vô trước, cố danh thanh tịnh”. Phược là đại danh từ của phiền não. Giống như sợi dây trói chặt quí vị lại vậy. Quí vị không tự do nữa. Cho nên đoạn phiền não cũng gọi là mở trói, giải thoát. Quí vị giải trừ phiền não, thoát ly khổ nạn được đại tự tại. Trước là chấp trước tướng, nó tương thông với ý nghĩa của chữ phược. Nơi đây tất cả đều là đại danh từ của phiền não.
“Hựu giải thoát giả”, đọc là tạ là động từ, đọc là giải là danh từ, cũng chính là nói giải trừ phiền não. Thoát ly lục đạo luân hồi, thoát ly tam giới. Đây gọi là giải thoát. Trú nơi tam muội, lìa tất cả trói buộc mà được tự tại, gọi là giải thoát tam muội. Như Hội Sớ viết: Chỉ quán vô ngại, nên gọi giải thoát. Cảnh giới của danh từ giải thoát này sai biệt rất lớn. Chúng tôi nêu một ví dụ thì mọi người sẽ rõ ràng thôi. Trong Kinh Hoa Nghiêm Bồ Tát có 51 cấp bậc, từ sơ tín vị đến Đẳng giác, Sơ tín phiền não đã giải được rồi. Thoát ly sơ tín vị, họ liền đến nhị tín. Phiền não của nhị tín cởi mở được, họ thoát ly nhị tín liền đến tam tín. Đây gọi là giải thoát. Họ nếu như không có cách gì để cởi mở, họ liền không có cách gì để thoát ly. Liền không thể nâng cao. Cho nên Bồ Tát 51 giai cấp, mỗi một cấp đều rất khó để giải thoát. Cửa đầu tiên là khó nhất. Cửa đầu tiên chúng ta hiện tại đều không có cách gì để giải thoát. Cửa đầu tiên chính là sơ quả Tu đà hoàn của Tiểu thừa. Bồ Tát sơ tín vị. Phải giải thoát thứ gì? Trong kiến tư phiền não phải giải thoát kiến phiền não, tức là kiến hoặc. Tam giới có 88 phẩm. Ở trong dạy học Phật đem 88 phẩm kiến hoặc quy nạp thành năm loại lớn. Chúng ta dễ ghi nhớ. Năm loại lớn, thứ nhất là thân kiến, chúng ta có giải trừ được nó hay không? Không còn chấp trước thân là ta nữa, thân không phải là ta, thân là sở hữu của ta. Bây giờ nói cho quí vị điều này trước. Hướng lên trên, hướng lên trên nữa, lúc đến nơi tương đối rồi sẽ nói cho quí vị, cái ta sở hữu cũng không có, ta và sở hữu của ta đều không thể có. Đó là gì? Đó là Bồ Tát khai ngộ, gần như tâm thập tín tròn đầy rồi, liền nói cho quí vị, sở hữu của ta cũng là giả, cũng không tồn tại. Đầu tiên là thân kiến. Thứ hai là phá biên kiến, biên kiến là đối lập, là tương đối. Ta và người là tương đối, với sự cũng tương đối, với thiên địa vạn vật cũng tương đối, chính là tôi anh và người kia, đây là tương đối, tất cả những xung đột, nghiệp chướng, tập khí toàn là từ trong tương đối mà sanh ra. Nếu như tương đối được cởi bỏ, phiền não tập khí hơn một nửa sẽ bị bỏ đi.
Dưới đây thứ ba và thứ tư người Trung Quốc gọi là thành kiến. Người nào đó thành kiến nặng quá, đây là gì? Tự cho mình đúng, tức vọng tưởng chấp trước, toàn là sai trái. Bởi vì có thành kiến, quí vị không thể tùy hỷ công đức, quí vị không thể hằng thuận chúng sanh. Nếu như thành kiến không có nữa, quí vị có thể tu tùy hỷ, quí vị liền có thể hằng thuận chúng sanh. Cho nên những thứ này, kiên cố chấp trước cánh cửa này chúng ta không đột phá nổi. Không đột phá được ngày nay chúng ta ở địa vị nào? Phật Giáo tiểu học là thập tín vị, chúng ta đang ở tại cửa của tiểu học Phật Giáo, chưa đi vào. Kiến hoặc buông bỏ, cởi mở được rồi, quí vị thoát ly địa vị phàm phu, tiến vào thánh nhân. Bồ Tát sơ tín vị là Thánh nhân, không phải là phàm phu nữa. Bảy lần trở lại cõi trời cõi người, họ nhất định không đọa đường ác. Bảy lần trở lại họ sẽ thoát ly lục đạo luân hồi. Quí vị xem giải thoát, họ có thể thoát ly rồi. Đến thất tín Bồ Tát liền thoát ly lục đạo. Họ liền sanh đến tứ thánh pháp giới cõi Phương tiện hữu dư. Chúng ta liền hiểu được, danh từ giải thoát này, cũng là từ sơ phát tâm đến quả vị diệu giác, ngày ngày đều dùng nó. Giải thoát chính là buông bỏ, giải chính là buông bỏ, cởi bỏ. Thoát chính là thoát ly, nâng cao, hướng thượng nâng cao lên, không ngừng hướng thượng nâng cao, đến quả vị rốt ráo thứ 52. Đây là cứu cánh vị.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 248 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.