Chúng ta nói đến cúng dường trước. Ngày nay chúng ta học Phật, tu hành, hoằng pháp lợi sanh, thực tế ra mà nói là phước báo của chúng ta không đủ, do đó làm bất cứ việc gì đều có chướng ngại, đều có khó khăn. Những chướng nạn này chính là nói rõ phước báo của chúng ta rất mỏng, ngay trong đời quá khứ không có tu phước, ngay trong đời này cũng xem thường tu phước. Thế nhưng chúng ta hiểu rõ tường tận, những việc lợi ích tất cả chúng sanh vẫn là phải làm, những sự việc này đều là thuộc về phía cúng dường tu phước. Tu phước nhất định phải học Phật Bồ Tát. Phật Bồ Tát có trí tuệ cao độ, hoàn toàn không giống như phàm phu chúng ta. Phàm phu tu phước luôn luôn là tính toán từng li từng tí, luôn không thể lìa khỏi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Bố thí tài vật cúng dường, trong lòng luôn là nghĩ đến là số tiền này có phải họ chân thật đã làm việc tốt hay không?
Thí dụ, ngày trước thế gian này có rất nhiều khu vực xảy ra tai nạn, nước lụt, hạn hán, cũng có không ít đoàn thể từ thiện ở nơi đây quyên mộ để cứu tế. Luôn luôn có một số người suy nghĩ là việc cứu tai là việc tốt, tiền quyên của tôi có thể đến được tay của người bị nạn hay không? Có khi nào bị họ lạm dùng hết hay không? Cái ý niệm này vừa khởi thì không dám bố thí, không bằng lòng cúng dường, lo sợ tiền này không đến được trên tay của người dân bị nạn. Loại tình huống này có hay không? Có, nếu như mỗi người đều có loại quan niệm này thì còn ai đi cứu tế? Không phải là để cho những người dân ở nơi đó chịu khổ chịu nạn hay sao? Bồ Tát cứu ngườigặp tai nạn không hề suy nghĩ, không hề lo lắng. Chúng ta quyên góp cho họ, họ lấy đó mà chiếm lợi riêng thì đó là nhân quả của họ; chúng ta dùng tâm thanh tịnh bố thí là phước báo của chúng ta, ta được phước, họ chịu nhân quả. Sau khi bạn hiểu rõ đạo lý này, không luận người khác có đem tiền đó đưa đến tay của những người dân bị bạn hay không, sự việc này chúng ta đều phải nên làm, không chút lo lắng mà làm, phước báo của bạn là viên mãn, phước báo của bạn là thanh tịnh. Chỉ cần bạn rơi vào trong phân biệt chấp trước, bạn xem, cơ hội tu phước sẽ lỡ qua ngay trước mặt bạn.
Singapore có một vị pháp sư tên là Đàm Thiền, tôi rất tôn kính đối với ông và ông quan hệ rất tốt với Lý hội trưởng. Tôi đã đến thăm ông rất nhiều lần. Con người này chính mình tu hành là tu khổ hạnh, ông ở chỉ là một cái phòng nhỏ, quần áo mặc là vải bố bình thường, ăn cơm chỉ một món, rất đơn giản, nước uống là nước máy. Chúng tôi đến thăm viếng ông, ông đi mua một bình nước suối, đó là kính ý cao nhất mà ông tiếp đãi khách. Mua một bình nước khoáng cho tôi, chính ông thì uống nước máy.Ông giúp đỡ rất lớn đối với Phật pháp đại lục Trung Quốc, Mỹ kim mà ông gởi đi quyên góp từng trăm ngàn từng trăm ngàn. Sau khi quyên rồi, hỏi cũng không thèm hỏi. Tiền tôi đã quyên cho anh rồi, anh có đem đi làm việc tốt hay không là nhân quả của anh, không liên quan gì với tôi, anh chân thật vì Phật pháp làm việc thì anh có phước, nếu anh mang đi chính mình hưởng thụ thì tương lai anh đoạ địa ngục A Tỳ, tôi không biết việc gì.
Đây là ở hải ngoại tôi thấy được một vị pháp sư như vậy. Chân thật là hiếm có, chúng ta không thể sánh được với ông. Tiền của ông từ đâu mà có? Ông ở trong miếu Thành Hoàng, cho nên ông nói ông là miếu chủ, trông miếu.Ở trong miếu bày ông ra một ít hương, giấy, đèn sáp. Người ta đến miếu Thành Hoàng để thắp hương, tiền mua hương đèn sáp, một đồng hai đồng, như vậy mà tích góp lại. Một phân tiền ông cũng không đem đi hưởng thụ, toàn bộ bố thí làm công đức. Ông là người xuất gia mô phạm của thời đại này chúng ta, hành nghi của ông là Bồ Tát thị hiện. Đời sống của chúng ta dư giả hơn nhiều so với ông, bạn xem người ta làm là gì? Chúng ta làm là như thế nào? Bày hương ra ở nơi đó để bán, từng cắc từng xu, một đồng hai đồng, chính mình một ngày từ sớm đến tối niệm A Di Đà Phật, tâm không lìa miệng, miệng không lìa tâm. Bạn xem thấy ông là một người xuất gia rất thông thường, bạn không biết được là thánh hiền thị hiện. Cho nên nói đây là đáng được cho chúng ta bắt chước, đáng được cho chúng ta học tập.
– HT. Tịnh Không, Kinh Vô Lượng Thọ 10, tập 79, Vọng Tây cư sĩ dịch.