Thiện nhân thiện duyên rất nhiều, vậy nhân nào mới là quan trọng nhất? Giúp chúng sanh giác ngộ là quan trọng nhất. Quý vị thấy, Chư Phật Như Lai không làm việc gì khác, chỉ chuyên môn làm việc này. Điều này là thật không phải giả. Cuộc đời của Đức Thế Tôn giảng kinh giáo hoá là pháp bố thí. Kinh Bát Nhã, Kinh Kim Cang quí vị đọc rất nhiều. Ví dụ trong kinh Kim Cang nói, bố thí bảy báu trong thế giới đại thiên, cũng không bằng vì người khác nói bài kệ bốn câu. Bài kệ bốn câu là pháp bố thí, bố thí bảy báu trong thế giới đại thiên cũng không hơn được. Vì sao? Bố thí bảy báu chỉ có thể giải quyết vấn đề vật chất. Cuộc sống vật chất của họ quá khổ, bố thí vật chất khiến họ sống thọải mái hơn nhưng không thể giác ngộ. Không thể giác ngộ chính là không thể cải thiện tự ngã, phải dựa vào người khác, như vậy mới là khổ! Nên Đức Phật không làm việc này. Suốt cuộc đời chỉ chuyên môn tận lực dạy học_pháp bố thí. Trụ thế dạy học 49 năm, vui vì điều này mà không thấy mệt nhọc!
Ấn Quang đại sư đặc biệt thị hiện cho chúng ta thấy. Thị hiện như thế nào? Thị hiện không có duyên dạy học. Ngài là người Sơn Tây, nên giọng nói rất nặng. Giảng kinh một số người nghe không hiểu. Ngài đã dùng phương pháp gì? Dùng văn tự. Dùng thông tin, dùng văn tự dạy học rất thành công. Ngài 70 tuổi mới ra hoằng pháp, trước 70 tuổi đọc sách. Ngài thị hiện như cổ nhân nói “hậu tích bạc phát”. Quý vị xem, 70 công lực, vừa phát ra sức mạnh rất lớn. Ngài hoằng pháp chỉ 10 năm, 80 tuổi viên tịch. 10 năm, 10 năm thành tựu. Trong 100 năm nay, bất luận là tại gia hay xuất gia, chưa có người nào có thể vượt hơn ngài. Thật quá vĩ đại! Người mộ danh đến thân cận ngài rất đông. Sau khi nổi danh cúng dường cũng nhiều. Cúng dường cho ngài ngài không hưởng một đồng một xu nào cả, vẫn mặc y phục cũ kỷ của mình, vẫn ăn rau củ như bình thường. Mọi thứ cúng dường đều là ngài dạy chỉ làm một việc là in kinh bố thí. Ngài đem tiền người ta cúng dường thành lập một xưởng in ấn, tự mình in sách. Xưởng in ấn này ở Chùa Báo Quốc -Tô Châu, gọi là Hoằng Hoá Xã. Đây là sự nghiệp của ngài, cũng chính là của thập phương cúng dường, in ấn kinh luận.
– HT. Tịnh Không, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (VLT 11), tập 320.