Chúng ta có cần thương yêu chúng sanh chăng? phải thương yêu, nhất định không được làm tổn hại chúng sanh. Quý vị thương nó, nó cũng thương quý vị.
Hôm qua tôi trở về từ Malaysia, tối đến trong phòng có một con muỗi, tôi mau chóng nói chuyện với nó. Tôi nói, Bồ Tát muỗi à, ông từ đâu vào đây tôi không biết, nên ông vào đường nào thì ra bằng đường đó vậy. Sau khi tôi nói chuyện với nó, thì tôi đọc sách của tôi, nhưng sáng sớm hôm sau thức dậy không thấy con muỗi đâu nữa, khi đi ngủ, tôi cũng không thấy nó, chẳng biết nó đã đi đâu. Nhất định không được khởi ý niệm muốn giết nó, nó rất dễ thương, biết nghe lời, nói chuyện với nó là nó sẽ đi ngay, cửa phòng đóng kín, không biết nó đi từ đường nào. Ngay cả hoa cỏ cây cối chúng ta cũng có thể nói chuyện được. Ở Úc châu vườn của chúng tôi rất rộng, cho nên trồng rất nhiều rau, trong đó có rất nhiều cây ăn trái, trồng hơn ba mươi loại cây ăn trái, đối với những hoa cỏ cây cối này, chúng ta kính lễ nó, tán thán nó, cúng dường nó, lo cho nó rất chu đáo, thì cỏ sẽ xanh, hoa sẽ thơm và trái cây sẽ rất ngọt. Chim muốn ăn, sâu muốn ăn cỏ, chim muốn ăn trái cây. Chúng tôi có quy định với chim, chỉ định cho nó được ăn mấy cây, mấy cây đó cúng dường cho chim, chúng tôi sắp xếp rất chu đáo, nó biết nghe lời. Lối xóm tốt là hòa mục tương xứ, tôn trọng lẫn nhau. Đối với những con sâu trong vườn rau, chúng tôi đã làm như thế mười năm rồi, chúng tôi lập ra một khu, chuyên để cho sâu ăn, chúng muốn ăn rau thì qua bên đó ăn, cho nên không cần dùng đến một phương pháp nào khác để phòng hộ, không cần dùng.
Quí vị xem người nông dân trồng cây ăn trai, trái cây lớn đều phải dùng túi cột lại, chúng tôi thì không cần. Vì sao vậy? vì con sâu sẽ không đến ăn đâu, chúng tôi để một phần cho nó ăn rồi, nó cũng sẽ tôn trọng chúng tôi, nên để một phần lại cho chúng tôi. Tất cả đều có linh tánh, sơn hà đại địa cũng có linh tánh, thật sự có sơn thần, có thần thổ địa, cho nên phải giữ gìn sơn hà đại địa, không được tùy ý phá hoại.
Giới kinh trong đạo Phật nói với người xuất gia: “Tỳ Kheo thanh tịnh không dạp lên cỏ tươi”. Cỏ mọc lên rất đẹp, quí vị muốn đi tắt, quí vị đạp lên nó, như thế là không tôn trọng nó. Có đường nhất định phải đi trên đường, trừ những trường hợp khẩn cấp không còn cách nào thì được, không khẩn cấp nhất định phải tuân thủ quy củ. Đây là lễ kính chư Phật, hoa cỏ cây cối cũng là chư Phật, sơn hà đại địa cũng là chư Phật. Chúng ta phải thật sự hiểu rõ ràng, mới biết mình phải làm cách nào. Thập Huyền giảng rất rõ ràng, mỗi câu mỗi chữ đều nó về chân tướng. Sau khi học rồi, nhất định phải thực hành trong cuộc sống hàng ngày, giữa con người với con người, nhất là người học Phật, quan hệ giữa chúng ta càng mật thiết hơn, nhất định phải ghi nhớ, đây là sự thật không dối gạt đâu. Khởi lên ý niệm châu biến pháp giới, khởi lên phân biệt chấp trước là xuất sanh vô tận, khi mê tâm lượng ngày càng nhỏ lại, tâm lượng nhỏ, không biết rằng tâm lượng vốn sẵn có của quí vị, là hàm dung không hữu. Hàm là bao hàm, bao hàm hư không, hư không bao lớn, tâm lượng của quí vị còn lớn hơn hư không. Trong kinh Lăng Nghiêm đức Thế Tôn ví dụ, ngài ví dụ hư không như một đám mây, tâm lượng được ví như hư không, quí vị nghĩ thử xem, hư không lớn hay là đám mây lớn? Nhất định chúng ta phải phục hồi lại độ lượng, lượng lớn thì phước lớn. Người tâm không bao dung là những người đáng thương, là phàm phu trong lục đạo. Trong thời khóa công phu sáng tối, trong một số nghi thức pháp sự, đều có đọc đến hai câu: “tâm bao thái hư, lượng châu sa giới”. Đây là điều thứ ba trong ba châu biến, tâm lượng vốn sẵn có trong tự tánh của quí vị, chẳng có gì là không bao dung. Đứng về khía cạnh thế giới mà nói có tịnh độ có uế độ, đều phải bao dung . trong lục đạo có ba đường lành, ba đường dữ cũng phải bao dung hết. Không phân biệt, không chấp trước, bình đẳng đối đãi, hòa mục tương xứ.
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa – Tập 53 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Nhất môn huân tập – Trường thời huân Tu” ” Đọc sách ngàn lần nghĩa kia tự thấy”