Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Sám hối, phản tỉnh, sửa lỗi, đây là thực sự tu hành, thật sự hạ công phu

La Hầu La lấy một cái chậu dựng nước để Đức Phật rửa chân
Thế nào gọi là tu thân? Sám hối, phản tỉnh, sửa lỗi, đây là thực sự tu hành, thật sự hạ công phu. Nhất định phải biết chúng ta chưa thành Phật, chưa thành Phật thì đến Đẳng Giác Bồ Tát vẫn có lỗi lầm. Điểm tốt của các Ngài là ngày ngày tự kiểm điểm lỗi lầm của chính mình, ngày ngày sửa đổi lỗi lầm của chính mình, cho nên các Ngài có thể thành Phật, địa vị Bồ Tát càng được nâng cao lên. Chúng ta thì lại không biết, chúng ta rất đáng thương, chỉ thấy lỗi của người, không thấy lỗi của mình, cho nên tiền đồ của chúng ta càng ngày càng tệ.
Nhìn thấy lỗi lầm của người khác thì không được “san báng” (khinh chê hủy báng), cống cao tự mãn, đó là tạo nghiệp. Không thấy lỗi của mình thì lỗi lầm của mình vĩnh viễn không sửa được, không những không sửa được mà ngày ngày còn tăng trưởng, vậy thì xong rồi! Người biết tu hành, nhìn thấy lỗi lầm của người khác là lỗi lầm của mình. Chính mình không nhìn thấy lỗi của mình, nhìn thấy lỗi của người khác thì xem như lỗi của chính mình. Tự mình suy ngẫm, tôi có lỗi này không? Nếu mình có lỗi này thì nhanh chóng sửa đổi, không có lỗi thì khích lệ mình cố gắng không phạm phải lỗi lầm này. Cho nên chúng ta thấy trong Kinh Hoa Nghiêm, người chân thật tu hành chỉ có một người, trừ chính mình ra thì đều là chư Phật Bồ Tát, đều là Thiện tri thức, Ngài Thiện Tài chính như vậy mà thành tựu. Thiện Tài có quan niệm như vậy có sai không? Có phải là “tinh thần AQ” (tự huyễn hoặc bản thân) không? Nhất định không phải. Vì sao nói không phải? Hết thảy chúng sanh trong tận hư không khắp pháp giới là “duy tâm sở hiện” (do tâm hiển hiện), tâm là Phật thì Phật sẽ hiển hiện; “duy thức sở biến” (do thức biến hóa), thức là Bồ Tát, thế nên hết thảy chúng sanh trong tận hư không khắp pháp giới chân thật là chư Phật Bồ Tát. Các Ngài vì chúng ta thị hiện đủ mọi cách, giúp đỡ chúng ta đoạn trừ các loại phiền não, thành tựu đức hạnh của chúng ta, thực đáng tiếc chúng ta đọc Kinh Hoa Nghiêm mà không học được.
Nếu học được thì các vị chính là Thiện Tài, học được rồi thì đời này các vị sẽ thành tựu viên mãn giống như Thiện Tài vậy, không cần phải ba đại a-tăng-kỳ kiếp. Nếu các vị nói tôi là người, họ cũng là người, tôi thấy cũng chẳng có gì giỏi giang, như vậy thì các vị học Phật phải mất ba đại a-tăng-kỳ kiếp.
Người thành tựu trong một đời thì nhất định thấy chính mình là phàm phu, ngoài một mình mình ra thì hết thảy đều là chư Phật Bồ Tát đại từ đại bi thị hiện. Lời nói này thực sự vô cùng chính xác, nhất định không phải vọng ngữ. Cho dù là nam nữ già trẻ, các ngành các nghề, thậm chí cây cỏ hoa lá, sơn hà đại địa, hết thảy hiện tướng toàn bộ đều là chư Phật Như Lai đại từ đại bi thị hiện để độ hóa chúng ta. Chúng ta có thể dùng tâm thái như vậy mà học tập thì chân thật là người học Đại thừa, thành tựu chính mình là thành tựu chúng sanh. Vì sao vậy? Mình và người không khác, mình và người là một thể. Cho nên Phật trong kinh thường nói: “Muốn độ chúng sanh, phải độ mình trước”. Thành thực mà nói, độ mình chính là đang độ chúng sanh, chính mình thực sự làm được, đó là làm ra một tấm gương tốt cho người khác noi theo. Chúng ta nhìn thấy chúng sanh giác ngộ, liền nghĩ mình đã giác ngộ chưa? Nhìn thấy chúng sanh mê mờ thì nghĩ mình có đang mê mờ hay không, liền nhanh chóng quay đầu, gọi là hồi quang phản chiếu thì chúng ta mới có được thọ dụng chân thật.
TÔN SƯ TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG
TRÍCH THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN,TẬP 72
Được gắn thẻ , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *