Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Phật trí tuệ phước báo đạt đến cùng tột

12 Hạnh nguyện của Đức Phật Thích Ca
Phật trí tuệ phước báo đạt đến cùng tột, có người nào có thể so sánh được với Ngài? Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện ra kiểu dáng này là gì? Dưới gốc cây ngủ một đêm, nửa ngày ăn một bữa, ngày ngày ra bên ngoài khất thực, Ngài thị hiện ra đời sống như vậy. Tại vì sao Ngài không thị hiện đại phú đại quý mà thị hiện thành một người ăn xin? Các vị có thể hiểu được ý này hay không?
Từ bi đến cùng tột. Nếu như thị hiện là trưởng giả đại phú, là quốc vương, Ngài có thể thị hiện ra, nhưng trong mắt của tất cả chúng sanh, nhất là chúng sanh nghèo khổ, xem thấy Phật Đà trên cao vời vợi, cao không thể với tới, muốn gần gũi mà không dám gần. Thế Tôn thị hiện một người khất thực, người bần tiện nhất nhìn thấy Thế Tôn thì cảm thấy gần giống như họ vậy, “ta xin ăn, ông ấy cũng xin ăn”, người bần tiện nhất cũng có thể thân thiết tiếp cận với Ngài. Đây là từ bi đến tột đỉnh.
Lại nói với người, tướng phước đức – trí tuệ viên mãn thị hiện ra thì ra là loại tướng này. Ở trong loại tướng này để bạn thể hội đến “phước huệ nhị túc tôn”, bạn dần dần mà thể hội. Không phải ở loại thân phận quốc vương, đại thần, đại phú, trưởng giả bảo bạn đi thể hội “phước huệ nhị túc tôn”, mà để cho bạn trong việc “khất thực ăn xin” mà thể hội, bạn nói xem, cái ý này bao sâu. Ngài cụ thể hiển thị ra chân thật nhìn thấu buông bỏ, cho nên sau cùng tổng kết gọi là Thế Tôn.Thế là thế gian, thế gian là nói “hữu tình thế gian”, “trí chánh giác thế gian”, cũng chính là nói mười pháp giới. Mười pháp giới không có một người nào không tôn kính đối với Phật. Trong mười pháp giới, người đáng được tôn kính nhất được gọi là Thế Tôn.
Bình thường chúng ta đọc kinh xem thấy những danh tướng này, thậm chí xem thấy truyền ký của Thích Ca Mâu Ni Phật nhưng không thể hội được cái ý này, bạn không thể nhìn ra, tại vì sao vậy? Quá hời hợt, quá sơ ý. Chúng ta học Phật đích thực là không có chỗ nương tựa, bắt tay vào từ chỗ nào cũng không biết. Phật đã thị hiện cho chúng ta xem phải bắt tay vào từ chỗ nào? Bắt tay vào từ không tham, không sân, không si, bắt đầu từ “tri túc thường lạc”.
Những Tổ sư Đại đức này của Trung Quốc thời xưa tường tận, cho nên ở nơi cửa của đạo tràng, nơi cửa chính là điện Thiên Vương, ở ngay chính giữa thờ cúng Hòa thượng Bố Đại.
Ý nghĩa biểu pháp của Bồ Tát Di Lặc rất sâu. Đời sống của Hòa thượng Bố Đại không hề khác nhau với Thích Ca Mâu Ni Phật, không những Ngài không có đạo tràng, mà Ngài cũng không có nơi ở, ngay đến danh tánh cũng không có, trong lịch sử danh tánh cũng không có, pháp danh cũng không có, mỗi ngày vác một cái túi vải to đi dạo khắp nơi, cho nên mọi người gọi Ngài là Bố Đại Hòa Thượng. Pháp danh không biết, họ gì tên gì không hề biết, nhà ở nơi đâu cũng không biết.
Có người thỉnh giáo với Ngài là “Pháp sư tu hành phải bắt tay vào từ chỗ nào?” Ngài liền để cái túi vải xuống đất, duỗi hai tay ra, không nói một câu nào. Cái ý này nói gì vậy? Là buông bỏ, người này thể hội được rồi: “Ồ! Buông bỏ”. Sau khi buông bỏ rồi thì làm sao? Ngài vác cái túi vải lên vai liền bỏ đi. Đây lại biểu thị cái gì? Sau khi buông bỏ rồi phải đề khởi, buông bỏ được mà không lấy lên được thì không tác dụng. Sau khi buông bỏ mà không chịu nhấc lên là Tiểu Thừa, sau khi buông bỏ lại có thể nhấc lên là Bồ Tát. “Nhấc lên” là gì? Cứu độ chúng sanh, vì chúng sanh phục vụ, buông bỏ – không vì chính mình, hoàn toàn vì chúng sanh, đó là hạnh Bồ Tát, như vậy mới có thể tương ưng với pháp.
Cho nên người chân thật tu hành, không chỉ là xuất gia mà tại gia cũng không ngoại lệ, đời sống nhất định phải thành thật, phải tiết kiệm, có phước báo thì cùng hưởng với tất cả chúng sanh thì cái phước báo đó là phước báo chân thật. Phước báo của Thích Ca Mâu Ni Phật là vô lượng vô biên, cùng hưởng với tất cả chúng sanh. Ngài là mô phạm tốt, là tấm gương tốt của chúng ta.
[Trích tập 61] – Giảng Giải Kinh Vô Lượng Thọ
Chủ giảng: Hoà Thượng Tịnh Không
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *