Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Không quên thế gian còn nhiều người khổ!

Biết được lỗi mình mới khó
Thế giới ngày nay cố nhiên vẫn còn không ít nơi nghèo nàn lạc hậu, cần sự viện trợ về vật chất, giúp đỡ họ có thể tiếp tục sống, đó là đại từ đại bi. Nhưng càng quan trọng hơn, cần giúp họ khai mở trí tuệ. Họ tại sao sống khổ thế này? Người thế gian không hiểu đạo lý này, Phật pháp hiểu, kiếp quá khứ họ trồng nhân bất thiện, cho nên đời này chịu quả báo là bần cùng, lạc hậu. Làm sao thay đổi hoàn cảnh của họ. Thực ra nói viện trợ vật chất là cứu cấp thời, cứu cái nguy trước mặt của họ, giáo dục Phật đà mới là cứu từ gốc, chỉ cần họ có thể giác ngộ, họ có thể sám hối, đoạn ác tu thiện, sửa lỗi tự làm mới mình, hoàn cảnh của họ sẽ tốt dần lên, y báo tùy theo chánh báo mà chuyển. Đó là cứu hộ triệt để, ai biết điều này? Số người biết đạo lý nhân quả không nhiều. (dẫn từ “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Chỉ Quy”)
Cuộc sống của bản thân cần đơn giản, tiết kiệm, ta có phước báo cần giúp đỡ người khác. Người trên thế gian nghèo khổ còn nhiều, người bần cùng nhiều, người khổ nạn nhiều, thường nghĩ và giúp đỡ họ, họ cảm ơn bạn; chúng ta hoàn toàn không hi vọng họ cảm ơn, hi vọng họ tiếp nhận giáo Pháp. Chúng ta giúp họ, dạy họ đoạn ác tu thiện, chính là cải tạo hoàn cảnh cuộc sống của họ, chuyển bần cùng thành tiểu khang (đời sống trung bình), chuyển tiểu khang thành giàu có, ngày ngày có thể sống tốt đẹp, đó là mục tiêu đầu tiên.
Sau mục tiêu đầu này chúng ta lại tiến lên mục tiêu thứ hai, giúp họ phá mê khai ngộ, giúp họ hiểu được chân tướng vũ trụ nhân sinh, giúp họ hiểu được lục đạo luân hồi, hiểu thập pháp giới, hiểu được nhất chân pháp giới bên ngoài thập pháp giới. Chư Phật Bồ-tát, nhất thiết cảnh giới thần thánh, giúp họ hiểu, giúp họ chứng đắc. Đó là dạy học Phật giáo viên mãn. Bạn nghĩ xem, đó gọi là “Phổ độ chúng sanh”. (dẫn từ tuyên giảng “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”)
Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật ngày nay, sự phát triển của công thương nghiệp, nhưng chúng lại tạo thành một xã hội chênh lệch giàu nghèo, hiện tượng này trên toàn thế giới mỗi một nơi đều có, người giàu thì ít, người nghèo thì nhiều. Người giàu đang hưởng thụ, sau khi hưởng thụ hết thì đọa tam đồ; người nghèo tuy nghèo khổ cả đời, đại khái kiếp sau vẫn còn được thân người, do họ không tạo nghiệp. Cơ hội người nghèo kiếp sau lại đến nhân gian nhiều, người giàu cơ hội này ít, đó là sự thật, hoàn toàn là chân tướng sự thật, nhưng mọi người không hiểu.
Làm sao đem chân tướng này dùng cách phương tiện thiện xảo để mọi người có thể nhận thức, có thể giác ngộ, có thể hồi đầu? Người giàu nếu như có thể dùng tài sản của họ để chăm sóc người nghèo, họ tích được đại đức thì phước báo kiếp sau bất khả tư nghì. Nếu như đem thất cả tài sản chỉ cung phụng một mình mình, người trong nhà, thiểu số để hưởng thụ, thì tội nghiệp không cùng. Khoa học không nói, họ không hiểu, nhưng từ xưa đến nay thánh hiền trong và ngoài nước giảng rất rõ, đều giảng rất rõ, nó phổ biến trong tất cả kinh điển của mọi tôn giáo, quan trọng, quan trọng hơn tất cả. (dẫn từ “Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa”)
Trong lịch sử, chúng ta biết Phạm Trọng Yêm chính là một tấm gương tốt nhất. Khi còn nhỏ Phạm Trọng Yêm gia cảnh rất nghèo, ở trong chùa đọc sách, mỗi ngày ăn gì? Nấu một nồi cháo, hơi đặc một chút, phân thành bốn phần, một bữa ăn một phần. Sau đó làm tể tướng, làm nguyên soái, bổng lộc của quốc gia dành cho ông rất nhiều, ông vẫn sống cuộc sống nghèo của tú tài, đem bổng lộc quốc gia cung cấp nuôi dưỡng hơn ba trăm nhà, những người nghèo khổ, ông nuôi dưỡng họ. Khi chết đến quan tài cũng không có, làm người làm như thế đấy! Năm đứa trẻ, năm đứa con, hai đứa làm tể tướng, một đứa làm ngự sử đại phu, ngự sử đại phu chính là viện trưởng giám sát, là quan kiểm sát tối cao quốc gia, còn một người vị trí thấp một chút, đại khái làm tỉnh trưởng.
Mãi lưu truyền đến ngày nay, đời đời xuất hiện nhân tài, nhà họ Phạm này giáo dục tốt, là đức của tổ tông. Đại sư Ấn Quang cả đời không dễ dàng tán thán người khác, ông chỉ tán thán hai nhân vật lịch sử Trung Quốc, thứ nhất là Khổng tử, thứ hai là Phạm tiên sinh. Khổng tử mãi đến ngày nay gia đạo bất suy, hơn bảy mươi đời; nhà họ Phạm mãi đến ngày nay, gần một ngàn năm, bất suy, đời sau đều tốt, là đức của tổ tông tích dày, không vì bản thân, vì nước vì dân. Họ làm nghĩa học, cũng chính là điều chúng tôi vừa giảng, nhận và đào tạo những đứa trẻ có năng lực học hành, bởi gia đình nghèo mà không nộp được học phí, không mời được thầy dạy. Họ đều nhận về, thực hiện nghĩa học, bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia, thật sự là đại đức! (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
Tôi từ sau khi học Phật, không chịu đem tiền đi trị bệnh, tôi cứ cố định bố thí y dược. Tôi đến Úc, ở Toowoomba, Toowoomba có bệnh viện công lập, tôi mỗi năm tặng nơi đó mười hai vạn, mỗi tháng một vạn, giúp đỡ y dược phí cho người nghèo khổ. Trước đây ở Đài Loan, tiền dù ít đến mấy, tôi nhất định cũng để một phần cho bệnh viện, bố thí y dược. (dẫn từ tuyên giảng “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”)
– Trích: sách Ngọc Bảo Thế Gian (Nhận Thức Lão Pháp Sư Tịnh Không 淨 空 法 師)
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *