Thiền có thiền Phật giáo và thiền ngoại đạo. Thiền Phật giáo nền tảng thâm sâu là hường con người đến lộ trình giác ngộ-giải thoát. Song, thiền Phật giáo cũng có những pháp tu (thành tựu trong tam giới) và ứng dụng của nó là thiền đưa đến (thần thông) và thiền chữa bệnh nói chung. Theo đó cũng có những pháp tu khai mở trí huệ vô lậu, nhằm nhận thức thế giới khách quan và hướng đến con đường giải thoát toàn triệt.
Như chúng ta đã biết, thiền có nhiều thể thức và pháp môn tu khác nhau. Nhưng để khai thác mặt hữu ích của thiền, chúng ta phải có sự hướng dẫn chuyên môn của từng pháp tu. Ở đây chỉ xin nêu một vài nét có tính chất nhận diện của pháp môn Thiền.
Theo các Thiền sư và thiền gia chân chính: Không phải hành thiền để thấy Thiên đường mà hành thiền để chấm dứt đau khổ.
Thiền ngồi xong thì chúng ta xả thiền, nhưng bạn cần nên nhớ không bao giờ nghĩ đến xả thiền. Vì thiền là không dời một niệm.
Hành thiền là quán sát tâm, nỗ lực chánh niệm. Hành thiền không phóng dật, mà phóng dật là tâm loạn. Tâm loạn có nghĩa là chết! (tẩu hỏa nhập ma)
Đại thể Thiền có đến 9 loại: Có loại chính thiền, có loại tà thiền; có loại nội thiền, và ngoại thiền.
Loại nội thiền: Dụng công tu tập cho cơ thể chuyển động khỏe mạnh. Ngoại thiền: Ngồi thiền thấy hiện tượng ở bên ngoài.
Với loại ngồi thiền khoe chứng cái này, đắc cái kia là phàm phu thiền. Dụng công thiền để có (linh thiêng huyền bí, nhằm hại người là tà thiền)
Còn chánh thiền, là các loại thiền có thành tựu trong Tam giới. Thiền này còn chịu sự chi phối (luân hồi) của âm dương.
Thiền Tiểu Thừa là thiền ngồi dụng công với 37 pháp quán trợ đạo.
Đại Thừa thiền là Thiền suy tưởng tìm hiểu vũ trụ- vật chất.
Tối Thượng Thừa thiền là tìm hiểu tất cả các loại thiền ở thế giới này.
-Tổ Sư Thiền là Thiền tông, hay còn gọi là Như Lai Thanh tịnh thiền. Thiền này nối dòng theo các tổ, do Đức Phật Thích Ca Văn dạy để trở về Phật giới.
Như Lai Thanh tịnh thiền là pháp môn Thiền không dụng công (ngồi tu). Pháp môn Thiền này, đức Phật dạy trong 4 năm cuối cùng gọi là Thiền tông hay còn gọi là Thiền thanh tịnh. Và sau này, các học giả tìm hiểu nghiên cứu gọi đây là thiền “biện tâm”. Nối dòng Thiền tông này, Sơ tổ Trúc lâm – Trần Nhân Tông là đời thứ 34. Đây là dòng Thiền nhập thế Trúc lâm Yên Tử. Mô tả về nét đặc trưng riêng của dòng thiền nhập thế này, Sơ tổ Trúc lâm có bài kệ chữ (Nôm) với tiêu đề “Cư trần lạc đạo phú”. Dưới đây là (kệ) tóm tắt nội hàm của bài phú nói trên:
“Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”.
Bài kệ nói trên, Sơ tổ Trúc lâm chỉ Pháp môn Thiền Thanh tịnh, loại thiền này (phá chấp tất cả các loại thiền dụng công); pháp thiền này còn có tên gọi khác là “nhất tự thiền) tức thiền một chữ. Thiền buông bỏ tất cả những gì trong tam giới để về Phật giới thông qua công đức của người tu. Đây là pháp Thiền tinh hoa và độc đáo của Phật giáo được đức Phật dạy vào những năm cuối cùng ở (Ta Bà) cõi thể chúng ta.
————————.
Tài liệu tham khảo:
– Thiền học Việt Nam – Nguyễn Đăng Thục (Nxb-TP. HCM-1997)
– Thiền Uyển tập anh và thiền học Phương Đông.
-Thiền học đời Trần (nhiều tác giả) HT. Thích Thanh Từ chủ biên (Nxb-Tôn giáo 2003)
– 9 yếu tố phát triển thiền quán Sayadaw Ukundalabhiva msa (Tỳ kheo Thiện Minh dịch – Nxb.Tp.HCM-PL2542 DL 2000)