Mật Tông

Câu chuyện về sự gia trì từ đạo sư

Đạo sư H.H 17th Kadham Dongchen Rinpoche có một học trò rất tin vào Đạo Sư, vị này thường xuyên cúng dường đến Đạo Sư, niềm tin của anh vào Đạo Sư rất mãnh liệt.
Một lần, anh học trò này dẫn theo một cô bạn hiện đang làm về dịch vụ sắc đẹp, cô này là người mới lập nghiệp nên đang gặp rất nhiều khó khăn, đến để xin Đạo Sư gia trì và thỉnh một số pháp bảo (Đạo Sư thường gia trì các loại pháp bảo hộ trì tài bảo và sức khỏe cho đệ tử)
Sau một thời gian, việc làm ăn của cô gái trở nên thuận lợi, từ một cơ sở nhỏ tạo dựng được nhiều cơ sở ổn định kinh tế.
Một học trò hỏi Đạo Sư rằng:
– Bạch Rinpoche, có phải Ngài đã xoay chuyển nhân quả nên khiến những người mang pháp bảo của Ngài đều thành tựu sự nghiệp?
Rinpoche:
– Thầy chẳng thể xoay chuyển nhân quả cho ai nếu bản thân họ không làm theo sự chỉ dẫn. Để có thể giàu sang, việc đầu tiên là cúng dường và bố thí, con phải dẹp bỏ tính ích kỉ, tham lam, trì tụng các tâm chú của Bổn Tôn Tài Bảo cũng giúp tịnh hoá các ác nghiệp về nghèo đói.
Học trò:
– Bạch Rinpoche, như vậy có sai với lời Phật dạy không?
Rinpoche:
– Không thể nói là sai lời Phật dạy, Đức Phật đã dạy cách thức để giàu sang bằng sự tích tạo công đức, và hơn hết là sự gia trì thông qua Bồ Đề Tâm của vị thầy, vị thầy gia trì những chúc nguyện và các mật chú để giúp gia chủ có thể chuyển hoá những ác nghiệp. Tuy nhiên, nếu người sở hữu pháp bảo bản thân không tạo nghiệp thiện thì pháp bảo sẽ có tác dụng rất ít.
Học trò:
– Bạch Rinpoche, làm sao có thể gia trì pháp bảo giúp người khác giàu sang?
Rinpoche:
– Để làm được điều này bản thân con phải không có tính ích kỷ, con phải có Bồ Đề Tâm thật rộng lớn, cộng thêm việc tu tập của con phải tinh nghiêm, tất nhiên không thể thiếu pháp tu của chư Tôn Tài Bảo, con phải thành tựu ít nhất một pháp Tài Bảo thì con mới có thể thực hiện việc gia trì pháp bảo.
Học trò:
– Nếu chỉ cần thỉnh pháp bảo mà có thể giàu sang thì không cần tu tập, như vậy có đi sai chánh pháp?
Rinpoche:
– Đức Phật vì thương xót các hành giả nghèo đói nên thuyết ra các phương pháp để tạo phước báu, ngài đã thuyết giảng về chư Bổn Tôn Tài Bảo để tịnh hoá tham lam và keo kiệt, bủn xỉn của chúng sanh. Nếu như bản thân con không thể tịnh hoá các ác nghiệp này thì công đức con sẽ rất hạn hẹp, con chỉ có thể nhận được những thứ rất nhỏ nhoi. Tất nhiên, muốn giàu sang cũng phải tu tập, khác với người cầu giác ngộ thì chỉ tu huệ, một số hành giả muốn được giàu sang để giúp đỡ nhiều chúng sanh, bởi vì mục đích tâm này họ đang tích tập công đức do lòng Từ Bi, một số khác thì chỉ chú trọng việc bố thí cúng dường để tịnh hóa nghiệp nghèo khổ, khi con thực hiện các thiện tâm liên quan đến việc giúp người khác, đó là gọi là tích tập công đức.
—————————————————————–
Trích từ những câu chuyện về sự vi diệu của Đạo sư H.H 17th Kadham Dongchen Rinpoche qua lời kể của một đệ tử dòng truyền thừa Kadhampa Việt Nam.
Được gắn thẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *