Trích Đoạn Khai Thị – Trích đoạn từ các bài giảng của Lão Hòa Thượng Tịnh Không
Download TĐ:287- yếu lĩnh và bí quyết của việc học tập MP3 bấm vào
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK – tập, 161
Thời gian từ: 00h44:04:24 – 00h52:55:09
Đây là điều chúng ta cần phải học tập, sau khi học phải hành, như vậy mới được. Nghĩa là nói, nhất định phải thực hành trong đời sống hằng ngày, nó sẽ khởi tác dụng. Tác dụng này mang đến cho ta pháp hỷ sung mãn, bất luận gặp phải vấn đề gì đều giải quyết dễ dàng, không cần suy nghĩ. Đây là gì? Là tâm thanh tịnh khởi tác dụng, người thường không làm được, vì sao vậy? Họ quá nhiều tạp niệm, tâm không thanh tịnh. Họ phải suy nghĩ, tư duy, vấn đề hiện tiền họ phải tư duy. Trong tư duy sinh ra rất nhiều sai lầm, đây là gì? Là tri thức. Chúng ta thường nói, tri thức không thể giải quyết vấn đề, vì sao vậy? Vì tri thức là vọng tưởng. Trí tuệ có thể giải quyết vấn đề, trong trí tuệ không có vọng tưởng, tâm thanh tịnh sanh ra trí tuệ.
Chúng ta học tập cũng rất phiền phức, nếu ta học tập mà không biết cương yếu của học tập, không biết bí quyết học tập, sẽ trở thành tri thức. Bí quyết này là gì? Bồ Tát Mã Minh dạy chúng ta: Chúng ta xem sách đừng chấp trước tướng văn tự, không chấp trước tướng danh tự, danh từ thuật ngữ. Điều này thực tế mà nói là nên như vậy, nhưng quan trọng nhất là câu thứ ba. Câu thứ ba là ấn tượng của ta rơi vào trong A lại da, điều này rất phiền phức. Như vậy biến thành gì? Trở thành sở tri chướng, gọi là tướng tâm duyên. Quý vị xem có tướng tâm duyên, tâm thanh tịnh không còn. Quý vị phải biết rằng, chấp trước ngôn thuyết và danh tự, tâm bị ô nhiễm. Danh tướng, tâm cũng bị ô nhiễm, nhiễm không nghiêm trọng. Ô nhiễm nghiêm trọng nhất chính là ý thức, tướng tâm duyên, tâm chúng ta phan duyên tướng này. Nghĩa là gì? Bản thân chúng ta hiểu được tư tưởng gì, ta nhận ra đây là ý gì. Chúng ta không biết kinh này không có ý nghĩa, sao ta lại thấy có ý nghĩa? Đức Phật là từ không có ý nói ra, sao ta đọc rồi lại có ý? Ý đó không phải ý của Phật, là ý của chính mình, đây là điểm khó nhất của Phật pháp. Không được dùng tướng tâm duyên. Vậy chúng ta có cần ngày ngày xem kinh chăng? Cần, chúng ta ngày ngày xem kinh, ngày ngày tụng kinh, ngày ngày nghe giảng kinh, có biết chăng? Quan hệ ở cái biết này. Khi biết, chúng ta ở đây là tu thiền định, tu tâm thanh tịnh, tu gì? Tu không chấp tướng. Nghe kinh không chấp trước tướng ngôn thuyết, không chấp trước tướng danh tự, không chấp trước tướng tâm duyên, chúng ta ở đây nghe kinh. Nghe như vậy thì sao? Nghe như vậy trí tuệ hiện tiền. Kinh của Phật, ngôn ngữ của Phật, khiến trí tuệ bát nhã trong tự tánh của chúng ta xuất hiện. Nếu chúng ta chấp tướng, trí tuệ liền bị chướng ngại. Chướng ngại này gọi là sở tri chướng, tham sân si mạn là phiền não chướng, đây là hai chướng.