Trích Đoạn Khai Thị – Trích đoạn từ các bài giảng của Lão Hòa Thượng Tịnh Không
Download TĐ:284- bí quyết then chốt trong tu hành Phật Pháp MP3 bấm vào
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK – tập, 158
Thời gian từ: 01h13:21:15 – 01h19:11:26
“Trong Niết Bàn Kinh Thập Bát nói: Minh, là đắc vô lượng thiện quả. Thiện quả, là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”. Đây là lấy đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác làm minh. Bên dưới nói “nay giải thích kinh này”, hiện nay giải thích những gì trong kinh này nói. “Lấy thuyết trong Niết Bàn là thỏa đáng nhất”, nghĩa là những gì trong Niết Bàn Kinh Thập Bát nói, ở đây nói rất hay. Kinh này áp dụng cách nói này.
“Hạnh túc, Niết Bàn Kinh Thập Bát nói, hành gọi là cước túc. Cước túc gọi là giới tuệ, thừa giới tuệ túc, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, nên gọi là Minh Hạnh Túc”. Cách nói này rất hay, làm sao đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác? Đạt được nhờ tu giới định tuệ, nên ví giới và tuệ là chân. Quý vị có chân mới có thể đi đến được, quý vị không có chân sẽ không đi đến được. Nói cách khác, công phu tam học giới định tuệ viên mãn, liền chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Câu này rất quan trọng, bí quyết tu hành trong Phật pháp, then chốt tu hành chính là đây.
Ta học Phật không thể không trì giới, giới là gì? Là quy củ. Có học Phật, học suốt một đời, không thể nói họ không dụng công. Thực hành, ngày ngày đọc tụng, nghiên cứu, nhưng như thế nào? Lơ là đối với quy củ, không siêng năng học giới luật, nên suốt đời không thể thành tựu. Họ biết giảng kinh, cũng nói một cách lưu loát, trước tác viết sách đều rất nhiều, trước tác rất nhiều, nhưng khi chết rất đau khổ. Chúng ta biết, họ vẫn trôi lăn trong luân hồi. Vì sao vậy? Vì không có giới định. Không có định tuệ, họ giảng kinh, viết sách, sáng lập học thuyết của riêng mình. Như vậy được xem là trí tuệ chăng? Không phải, đó là tri thức. Họ đọc rất nhiều kinh Phật, là tri thức, không phải trí tuệ. Chư vị nên biết trí tuệ được sanh ra từ định, không phải đọc sách nhiều là có trí tuệ, không phải. Tri thức rất phong phú, nhưng không có trí tuệ. Chúng ta cần phải biết, trí tuệ lợi ích, hữu dụng, tri thức không được. Quý vị có trí tuệ, như tôi vừa mới nói, thọ dụng của cá nhân là mạnh khỏe trường thọ. Mặc dù tuổi đã lớn, nhưng họ không dễ bị suy lão, hiện tượng suy lão của họ rất chậm, đó là gì? Tâm họ có định, nó đem đến cho ta ngày ngày hỷ duyệt, đây là trí tuệ. Người xưa nói: Người gặp chuyện vui tinh thần soảng khoái, người ngày ngày an vui họ sẽ không sanh bệnh, người ngày ngay an lạc họ sẽ không bị suy lão, họ được pháp hỷ.
Tri thức không làm được, tri thức dù phong phú đến đâu, họ vẫn còn ưu tư, họ vẫn còn vướng bận, như vậy sao giống nhau được? Cổ nhân nói “lo âu khiến con người già đi”, người có ưu tư lão hóa rất nhanh. Nên nhất định phải phân biệt rõ ràng giữa tri thức và trí tuệ, chúng ta học Phật phải đi theo Phật, chúng ta cầu tri tuệ, không cầu tri thức. Tri thức có hay không không liên quan, ta không học trí tuệ ta đã khai, ta không học cũng biết. Đây là thật, không phải giả. Nhưng tri thức thì không được, quý vị không học sẽ không biết, trí tuệ không học cũng biết.